Phong cách sáng tác:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 33)

- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.

b) Phong cách sáng tác:

- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.

+ Tố Hữu là một chiến sĩ - thi sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Thơ Tố Hữu từ trước đến sau đều nhất quán ở chỗ lấy lí tưởng Cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ qui chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng đời sống.

+ Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng, của cả dân tộc. Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân. Nhà thơ thường tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc. Cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử - dân tộc, nổi bật trong thơ Tố hữu là vấn đề vận mệnh cộng đồng, con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường, các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm óc lịch sử và thời đại.

+ Giọng thơ Tố Hữu mang tính chất tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.

- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện: + Nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh đậm nét hình ảnh con người, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại Cách mạng; đưa những tư tưởng, tình cảm Cách mạng hòa nhập và tiếp nối tinh thần, tình cảm, đạo lí dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy..

+ Nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể thơ truyền thống của dân tộc; Tố Hữu thường sử dụng lối nói quen thuộc, lối so sánh, phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian để biểu hiện những nội dung mới của thời đại; Đặc biệt, nhà thơ đã phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

**VIỆT BẮC (Đoạn trích) 1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ:

- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954, hiệp định Giơ-ne- vơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới, một trang sử mới được mở ra.

- Tháng 10-1954 những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô; nhân sự kiện chính trị đó, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.

2. Nội dung:

- Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.

+ Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình. Qua đó thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn của người ở lại.

+ Bốn câu thơ tiếp: Khung cảnh chia tay và tiếng lòng của người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.

- Tám mươi hai câu sau:

+ Mười hai câu hỏi của Việt Bắc: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến.

+ Bảy mươi câu đáp của người cán bộ về xuôi: Khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắc; bày tỏ nỗi nhớ về thiên nhiên, núi rừng, con người, cuộc sống và những kỉ niệm kháng chiến, ôn lại cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc.

3. Nghệ thuật:

Bài thơ - đoạn trích đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình- ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi…

4. Ý nghĩa văn bản:

Bản hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến

II. Luyện tập:

Bài tập1: Trình bày tóm lược về cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu. (Xem mục I.* 1)

Bài tập2: Nêu tóm tắt hoàn cảnh sáng tác, thời gian sáng tác, tên các tập thơ và nội dung chính của từng tập thơ Tố Hữu.

(Xem mục I.* 2.a)

Bài tập 3: Thơ Tố Hữu có những nét đặc sắc nào về phong cách? (Xem mục I.*.2.b)

Bài tập 4: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Việt Bắc”. (Xem mục I**.1)

Bài tập 5: Phân tích bức tranh tứ bình trong đoạn thơ “ Mình về mình có….ân tình thuỷ chung”

Gợi ý:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w