- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
a) Các chặng đường thơ Tố Hữu: gắn liền với 5 chặng thơ:
- Chặng “Từ ấy” (1937-1946): Tiếng reo vui của một tâm hồn trẻ băn khoăn đi tìm lẽ sống , nhận ra lý tưởng và nguyện đứng về phía lý tưởng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tập thơ gồm 3 phần “ Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng”. Chặng thơ thể hiện cái tôi lãng mạn của một hồn thơ trẻ đầy khát khao cống hiến.
- Chặng “ Việt Bắc” (1947-1954): Phản ánh chặng đường kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Nhà thơ hòa cái tôi vào trong cái chung có tính cộng đồng để ngợi ca anh bộ đội, chị dân công, lãnh tụ. Nhiều tình cảm lớn được thể hiện sâu đậm như tình quân dân, tiền tuyến với hậu phương, miền xuôi với miền ngược. Tập thơ là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Chặng “Gió lộng” (1955-1961): Phản ánh không khí hòa bình trên quê hương miền Bắc xã hội chủ nghĩa; đồng thời chia lửa cho chiến trường miền Nam. Nhà thơ say sưa với không khí của thời đại mới, ca ngợi cuộc sống mới đang ngày một thay da đổi thịt, ngợi ca tinh thần Quốc tế vô sản anh em, thể hiện niềm tin vào ngày mai tất thắng.
- Chặng “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977): Phản ánh không khí của cả dân tộc ra trận chiến đấu và chiến thắng, giành lấy độc lập tự do. “Ra trận” là bản anh hùng ca về miền Nam trong lửa đạn vẫn kiên trung bất khuất sáng ngời với các hình ảnh tiêu biểu như: anh giải phóng quân, người thợ điện, bà mẹ anh hùng… “Máu và hoa” ghi lại chặng đường Cách mạng gian khó, đồng thời bộc lộ niềm tin vào
ngày toàn thắng. Khuynh hướng sử thi hùng tráng kết hợp với gọng triết luận là nét nổi bật về mặt nghệ thuật của chặng thơ này.
- Chặng “ Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” ( 1999): Thể hiện những trăn trở của nhà thơ trong cuộc sống đời thường, đánh dấu bước chuyển mới trong thơ Tố Hữu. Giọng thơ trầm lắng đượm chất suy tư .