Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” a) Nội dung:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 42)

- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.

2.Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” a) Nội dung:

a) Nội dung:

- Bằng những nét phác họa mang dấu ấn của thơ siêu thực, tác giả đã làm hiện lên một Lor-ca mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập ghềnh, xa thẳm: con đường cách tân nghệ thuật và con đường hướng tới tự do.

- Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ, tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca, tiếng đàn - linh hồn của người nghệ sĩ - vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau.

- Lời thơ di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.

- Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này.

b) Nghệ thuật :

Tác giả đã sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.

c) Ý nghĩa văn bản :

Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca- nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.

II. Luyện tập :

Bài tập 1 : Nêu ý nghĩa lời đề từ của bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor- ca”

(Thanh Thảo)

*Gợi ý:

- “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Đây là câu thơ trích từ bài thơ “Ghi nhớ”, thường được coi là di chúc của Lor-ca. Thanh Thảo đã lấy câu thơ này để làm đề từ cho bài thơ của mình.

- Đàn ghi ta là biểu tượng đặc trưng cho đất nước Tây Ban Nha, vì thế lời đề từ biểu hiện tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor-ca với quê hương xứ sở.

- Lor-ca là nhà cách tân nghệ thuật. Ông biết thi ca của mình một ngày nào đó có thể sẽ ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã di chúc dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới, để sáng tạo cái mới.

- Thanh Thảo đã lấy câu thơ của Lor-ca làm đề từ nhằm bày tỏ niềm thương tiếc, trân trọng và sự đồng cảm của mình đối với Lor-ca và tư tưởng nghệ thuật sâu sắc của ông.

Bài tập 2. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.

*Gợi ý :

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 42)