II. Nội dung cơ bản:
2. Bài thơ “Tiếng hát con tàu”
a) Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết nhân sự kiện có tính chính trị: Năn 1958-1960 miền Bắc tổ chức vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới Tây Bắc sau chiến tranh;
- Bài thơ in trong tập “ Ánh sáng và phù sa” (1960)
b) Biểu tượng con tàu và địa danh tây Bắc:
- Hình ảnh con tàu: biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, hướng tới đời sống lớn của đất nước, nhân dân, đi tới chân trời của những ước mơ lớn, đi tới ngọn nguồn cảm hứng của những sáng tạo nghệ thuật.
- Tây Bắc: vừa là một địa danh cụ thể mang nhiều ý nghĩa lịch sử nơi miền tây Tổ quốc, vừa là biểu tượng của đất nước bao la, nhân dân vĩ đại.
”Tiếng hát con tàu”: Khúc hát đầy rạo rực, say mê của những tâm hồn có lí tưởng sống lớn lao đang vươn tới những niềm xa của đất nước, Tổ quốc “ Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” và đó cũng là cuộc hành trình tìm về với cội nguồn sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ “Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ”.
c) Nội dung:
Bài thơ thể hiện khát vọng của tác giả khi được trở về với nhân dân, đất nước, ngọn nguồn của sự sống: đó là những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ hi sinh; nơi đó cũng chính là ngọn nguồn của nghệ thuật, của cảm hứng sáng tạo thơ ca.
d) Nghệ thuật:
Những hình ảnh đa dạng, liên tưởng phong phú, cảm xúc gắn với suy tưởng, triết lí...
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên.
Bài tập 2: Trình bày hai hình tượng có ý nghĩa biểu tượng con tàu và Tây Bắc trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên.
Bài tập 3: Phân tích đoạn thơ sau:
"Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ ………..
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn !
Gợi ý bài tập 3:
1. Nêu khái quát về tác giả, tác phẩm:
a) Chế Lan Viên: Nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại. Chuyển biến từ nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng. Thơ ông giàu chất trí tuệ, chất sử thi, hình ảnh tráng lệ,...
Tiếng hát con tàu: Là bài thơ xuất sắc của Chế Lan Viên, ra đời trong không khí miền Bắc đang dấy lên phong trào đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế - văn hoá miền núi, trong đó có Tây Bắc. Nội dung nổi bật nhất là bày tỏ tình cảm sâu nặng của mình đối với nhân dân. Rất tiêu biểu cho phong cách thơ giàu chất trí tuệ của Chế Lan Viên...
b) Về đoạn trích:
- Nội dung bao trùm: Bày tỏ tình cảm sâu nặng với nhân dân và suy tư sâu sắc về những chuyển hoá kì diệu của tâm hồn.
- Trình tự mạch thơ: Đoạn trích có ba phần khá rõ rệt. Khổ thơ đầu bày tỏ niềm hạnh phúc lớn lao khi được về với nhân dân; 3 khổ thơ tiếp theo hồi tưởng về những hi sinh đầy ân tình ân nghĩa của người dân Tây Bắc; khổ thơ cuối đúc kết thành triết lí về sự chuyển hoá kì diệu của tâm hồn con người.
2. Phân tích cụ thể:
a) Khổ thơ đầu (của đoạn trích)
- Tình cảm bao trùm là lòng biết ơn sâu nặng và niềm hạnh phúc lớn lao của cái tôi trữ tình khi từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của cá nhân để về với nhân dân.
Đối với người con ở đây, nhân dân là những gì thân thương mật thiết, là ngọn nguồn sự sống, là bầu sinh khí, là nguồn sinh lực, luôn cưu mang, che chở, tiếp sức... Cho nên về với nhân dân là một lẽ sống lớn, một hạnh phúc lớn. Phân tích được ý nghĩa đó trong các cặp hình ảnh: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa... Cần thấy đó cũng chính là mối quan hệ thiêng liêng giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và cuộc sống nói chung.
- Nghệ thuật nổi bật là việc tạo ra những cặp hình ảnh giàu tính tượng trưng, mỗi cặp một sắc thái khác nhau: nai - suối cũ, cỏ - tháng giêng, chim én - mùa xuân, chiếc nôi ngừng - cánh tay đưa, cơn khát trẻ thơ - bầu sữa mẹ. Đồng thời, chú ý cả tính trùng điệp của chuỗi so sánh dài ấy, tạo nên kiểu so sánh trùng điệp. Nhờ đó mà cảm xúc thêm nồng nàn, suy tư thêm sâu sắc.
b) Ba khổ thơ tiếp theo (của đoạn trích)
- Tình cảm bao trùm là nỗi nhớ da diết về những kỉ niệm với Tây Bắc của một người con luôn khắc cốt ghi tâm bao ơn nghĩa. Nhớ về những việc làm đầy hi sinh, đùm bọc, cưu mang rất cụ thể của người anh (cho tấm áo trước lúc hi sinh), người em liên lạc (mười năm liền tận tụy miệt mài), người mẹ (thức suốt một mùa dài để ân cần chăm sóc). Phân tích những hình ảnh cảm động: Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đòn - Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách - Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con, Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ... Mười năm tròn cha mất một phong thư, Lửa hồng soi
tóc bạc - Năm con đau mế thức một mùa dài,.... và những tâm nguyện đinh ninh: Con với mế không phải hòn máu cắt , Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
- Nét nghệ thuật nổi bật ở đây là việc tạo ra nhiều hình ảnh chân thực, gây được ấn tượng mạnh. Hình ảnh được tạo bằng thủ pháp đối lập nhuần nhuyễn: chiếc áo nâu - một đời vá rách, mười năm tròn - một phong thư, lửa hồng - tóc bạc, năm con đau - mế thức một mùa dài,... Đồng thời, là cách xưng hô theo quan hệ máu mủ ruột thịt:
anh con, em con, mế. Nhờ những nét nghệ thuật ấy mà hình ảnh sắc nét, lời thơ thấm thía, cảm xúc da diết...
c) Khổ thơ cuối (của đoạn trích)
- Bao trùm lên khổ thơ này là niềm nhớ thương đằm thắm, sâu nặng với những miền quê mình đã từng qua với lời nhớ thương, lời khẳng định, cùng những hình ảnh thân thương: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ - Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương. Đồng thời là suy tư sâu sắc về những chuyển hoá kì diệu của tâm hồn con người được đúc kết thành triết lí: Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn. Đó là điều kì diệu mà tình cảm con người đã làm được để biến kỉ niệm với những miền đất mình từng qua thành tâm hồn của chính mình.
- Đoạn này, thủ pháp trùng điệp tiếp tục được sử dụng, với các điệp từ, điệp ngữ: Nhớ... nhớ..., Khi ta..., Khi ta... Nhưng quan trọng hơn cả là lối suy tưởng: Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn. Tác giả tạo ra sự phi lý bề ngoài
(đất hoá tâm hồn) làm hình thức chứa đựng chân lí bên trong: Tình cảm gắn bó giữa con người với những miền đất sẽ theo thời gian mà âm thầm bồi đắp nên tâm hồn cho con người. Đây là một triết lí sâu sắc, thâu tóm được một qui luật phổ biến trong đời sống nhân sinh. Từ cảm xúc suy tư đúc kết thành những triết lí chính là một nét độc đáo của nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.
3. Đánh giá: Đoạn thơ cũng như cả bài Tiếng hát con tàu là sự bừng sáng trong tâm trí nhà thơ về cái chân lí lớn của đời người và của nghệ thuật, đó là con đường về với nhân dân - con đường ấy sẽ mở ra những chân trời rộng lớn cho mỗi người nghệ sĩ, cho nghệ thuật.
Bài 3: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI- Nguyễn Khải I. Kiến thức cần nắm vững:
1. Tác giả Nguyễn Khải (1930-2008), là cây bút văn xuôi trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đặc điểm nổi bật trong tác phẩm của ông là giàu chất triết luận- chính luận.
2. Xuất xứ: Tác phẩm “Một…Hà Nội” rút từ tập “Hà Nội trong mắt tôi” (1995),
là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khải sau 1978. 3. Ý nghĩa nội dung tác phẩm:
Bằng việc đi sâu vào cuộc đời và tâm hồn của nhân vật cô Hiền qua những thăng trầm của lịch sử xã hội, tác giả đã khẳng định vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội, đó là những “hạt bụi vàng” sẽ trường tồn theo thời gian; đồng thời thể hiện niềm lo âu, băn khoăn trước những nét đẹp của người Hà Nội, của giá trị văn hoá ngày càng bị mai một.
4. Đặc sắc nghệ thuật:
- Truyện có cách kể chuyện sinh động, tác giả đã đặt một sự việc dưới nhiều góc nhìn để soi chiếu, khám phá; giọng điệu trần thuật đa thanh mà chủ đạo là giọng chiêm nghiệm, triết lí có pha đối thoại, tranh biện, tự trào.
- Ngôn ngữ vừa giản dị đời thường vừa giàu ngụ ý, triết luận.
II. Luyện tập:
Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải.
Câu 2: Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm Một người Hà Nội- Nguyễn Khải.
Câu 3: Suy nghĩ của anh (chị) về lời bình luận của người kể chuyện khi nói về cô Hiền - nhân vật trong tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”.
Câu 4: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật cô Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải.
Gợi ý câu 1: I. Yêu cầu:
Tóm tắt được những chi tiết, sự kiện tiêu biểu. Diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn
II. Nội dung cơ bản:
- Mở đầu tác phẩm là lời giới thiệu của nhân vật tôi về gia cảnh, cách ăn, cách mặc của cô Hiền và hoàn cảnh xuất thân của cô.
- Những năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng, nhân vật “tôi” từ chiến khu về Hà Nội, đến thăm cô Hiền, cô thẳng thắn bày tỏ những nhận xét của mình: nói về niềm vui và cả những điều có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh.
- Thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Cô Hiền tìm việc làm phù hợp với chủ trương, chính sách của chế độ mới, khéo léo chèo chống con thuyền gia đình vượt qua những biến đổi của xã hội.
- Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội với việc đồng ý cho hai con trai tình nguyện đăng kí tòng quân.
- Đất nước tràn đầy niềm vui với đại thắng mùa xuân năm 1975. Vợ chồng nhân vật “tôi” đến dự buổi liên hoan mừng Dũng - người con đầu của cô Hiền - trở về. Trong bữa tiệc, Dũng đã kể về Tuất, người đồng đội đã hi sinh và người mẹ của Tuất, một người mẹ Hà Nội có con đi chiến đấu.
- Xã hội trong thời kì đổi mới với đủ cái phải - trái, tốt - xấu. Nhân vật “tôi” từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, ghé thăm cô Hiền. Giữa không khí xô bồ của thời kì kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”. Từ câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về
Gợi ý câu 2: I. Yêu cầu:
Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm phân tích rõ ý nghĩa nhan đề.
II. Nội dung cơ bản:
- Nhan đề của truyện thể hiện rõ cảm hứng sáng tác của tác giả: sự khám phá, khẳng định phẩm giá, lối sống có tính đặc trưng của người Hà Nội.
- Đặt tên truyện là “Một người Hà Nội”, tác giả còn muốn gợi một biểu tượng về người Hà Nội: con người có bản lĩnh, có cốt cách, họ luôn “là mình” với ý thức là “người Hà Nội”, là sự đại diện cho cả nước, là tinh hoa của con người Việt Nam qua nhân vật cô Hiền.
- Nhan đề đã gợi ở người đọc sự tò mò, kích thích sự hứng thú.
Gợi ý câu 3: I. Yêu cầu:
Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm, về nhân vật cô Hiền, người viết lý giải được lời bình luận của người kể chuyện đồng thời bày tỏ những suy nghĩ của mình.
Cần trình bày vấn đề ngắn gọn, đúng trọng tâm.
II. Nội dung cơ bản:
- Đây là lời bình được tác giả đặt ở cuối truyện, sau quá trình khám phá của nhân vật tôi về cô Hiền ở phương diện lối sống, phẩm giá, cốt cách qua những thăng trầm của lịch sử.
- Người kể chuyện đã khẳng định cô Hiền là “hạt bụi vàng của Hà Nội” bởi lẽ cô là một người Hà Nội bình thường, vô danh nhưng ở cô có sự kết tinh của vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa người Hà Nội. Đó là một con người có bản lĩnh, trung thực, giàu tự trọng. Những phẩm chất đó được nhào nặn từ truyền thống gia đình, từ năng lực tự ý thức, từ kinh nghiệm sống và tình yêu, niềm tự hào về người Hà Nội với một niềm tin mãnh liệt: Hà Nội là chuẩn mực về văn hóa của người Việt; mỗi công dân Hà Nội phải có ý thức giữ gìn và phát huy chuẩn mực đó.
- Trong lời đánh giá, người kể chuyện đã thể hiện một tình yêu sâu nặng, một niềm ngưỡng mộ thiết tha đối với văn hóa Hà Nội. Đã có biết bao lớp người Hà Nội kiến tạo, lưu truyền, bồi đắp cho nét đẹp thủ đô. Hà Nội đang phát triển, hiện đại hơn song liệu những vẻ đẹp xưa có được bảo toàn?. Tác giả vừa bày tỏ niềm lo âu, tiếc nuối trước những vẻ đẹp xưa dần bị mai một đi bởi thời gian lại vừa chan chứa niềm tin, niềm tự hào vào sự trường tồn của cái truyền thống, cốt cách người Hà Nội, một Hà Nội văn hiến nghìn năm.
- Quan điểm của người viết…..
Gợi ý câu 4: I. Yêu cầu:
Phân tích được hình tượng nhân vật cô Hiền đồng thời phát biểu được những cảm nhận và suy nghĩ của người viết. Diễn đạt giàu cảm xúc.