Quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 86)

- Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

2.Quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân:

a. Trước Cách mạng tháng Tám: tác phẩm của ông xoay quanh 3 đề tài: “Chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “Vang bóng một thời” và đời sống trụy lạc.

- Với “chủ nghĩa xê dịch”: Nguyễn Tuân tìm đến với “chủ nghĩa xê dịch” với tâm trạng bất mãn trước thời cuộc. Nhưng khi viết về đề tài này nhà văn có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó với quê hương đất nước bằng ngòi bút triều mến và tài hoa. Tác phẩm đáng chú ý như “Một chuyến đi”

- Với vẻ đẹp của một thời “vang bóng”, nhà văn đã đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn vương sót lại. Khi viết đề tài này nhà văn thiên về mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh, cách ứng xử giữa người với người đầy nghi lễ nhịp nhàng…Tất cả được biểu đạt thông qua những nhà nho tài

hoa bất đắc chí, tuy đã thất thế nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân. Tác phẩm đáng chú ý “Vang bóng một thời”

- Với đề tài đời sống trụy lạc, thể hiện cái tôi hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li qua tiếng đàn, điệu hát, trong men rượu. Tuy nhiên trong tâm trạng tinh thần bị khủng hoảng vẫn thấy đâu đó trong trang văn Nguyễn Tuân niềm khát khao một thế giới tinh thần tinh khiết, thanh cao. Tác phẩm đáng chú ý “Chiếc lư đồng mắt cua”

b) Từ sau Cách mạng tháng Tám: Nguyễn Tuân chân thành “lột xác”, đem ngòi bút phục vụ kháng chiến của dân tộc. Hình tượng nhân vật chính của ông trong thời kì này là nhân dân lao động, là những chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Họ không chỉ dũng cảm mà còn là những con người tài hoa, nghệ sĩ. Tác phẩm đáng chú ý như “Sông Đà” (1960), “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (1972)…

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 86)