Phân tích làm rõ vấn đề:

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 35)

- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.

2. Phân tích làm rõ vấn đề:

a) Cấu tứ của bài thơ:

- Để thể hiện nghĩa tình Cách mạng giữa người cán bộ về xuôi và quê hương Việt Bắc đồng thời tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc, nhà thơ đã sáng tạo nên một cuộc chia tay lưu luyến, bịn rịn với cảnh tiễn đưa, phân li giữa người đi- kẻ ở.

- Trong buổi tiễn đưa, hình thức đối đáp vốn thường dùng trong ca dao - dân ca giao duyên đã được sử dụng rất khéo léo: lời hỏi, lời đáp hô ứng nhịp nhàng. Hơn nữa, lời đáp không chỉ nhằm trả lời cho những điều đặt ra trong lời hỏi mà còn là sự tán đồng, mở rộng, làm cụ thể và phong phú thêm những ý tình trong lời hỏi, trở thành lời đồng vọng thiết tha.

- Hình thức đối đáp của bài thơ là thủ pháp khơi gợi, bộc lộ tâm trạng cho nhân vật trữ tình.

b) Cặp đại từ mình - ta:

- Cặp đại từ mình - ta vốn thường được sử dụng trong ca dao - dân ca tình yêu đôi lứa. Trong tiếng Việt, từ mình dùng để chỉ ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn được dùng để chỉ đối tượng giao tiếp thân thiết, gần gũi - ngôi thứ 2 - và thường sử dụng trong quan hệ tình yêu, vợ chồng.

- Trong bài thơ Việt Bắc, cặp đại từ mình - ta được sử dụng cho người Việt Bắc - người cán bộ về xuôi biểu hiện mối quan hệ tình cảm gắn bó thắm thiết, đầy ân nghĩa thủy chung.

- Cặp đại từ mình - ta được sử dụng khá linh hoạt, biến hóa, chuyển hóa đa nghĩa: + Mình: thường dùng để chỉ người cán bộ về xuôi - ngôi thứ 2, cũng có lúc mình vừa chỉ chủ thể, vừa là đối tượng: Mình đi mình có nhớ mình/ Mình đi mình lại nhớ mình

+ Ta: thường dùng để chỉ Việt Bắc - ngôi thứ 1 nhưng cũng có lúc chỉ chung cả 2 người - chúng ta: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây/ Lòng ta ơn Bác đời đời

3. Đánh giá:

- Những hình thức trên vốn thường sử dụng để diễn tả tình yêu đôi lứa, tình cảm riêng tư đã được tác giả dùng để biểu hiện nghĩa tình Cách mạng do đó tình cảm chính trị trở nên rất trữ tình, dễ đi vào lòng người.

- Cách sử dụng trên cũng gợi không khí ca dao, góp phần làm cho bài thơ đậm đà phong vị dân tộc.

Bài 5: ĐẤT NƯỚC ( Nguyễn Khoa Điềm)

I. Kiến thức cơ bản:

1.Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2011 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w