- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
2. Phân tích bản Tuyên ngôn để chứng minh nhận định:
a) Luận điểm 1: TNĐL là một văn kiện mang giá trị lịch sử to lớn:
- Nêu thời gian ra đời của bản Tuyên ngôn, sơ lược đôi nét về tình hình chính trị lúc bấy giờ: tình hình quốc tế và trong nước.
- Tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của bản Tuyên ngôn: chặn đứng mọi âm mưu chống phá thành quả Cách mạng tháng Tám, chấm dứt một nghìn năm chế độ phong kiến, 80 năm nô lệ thực dân Pháp, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
b) Luận điểm 2: TNĐL là một tác phẩm chính luận xuất sắc. - Tuyên ngôn độc lập có lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
+ Lập luận chặt chẽ thể hiện ở kết cấu của văn bản với 3 phần
* Phần mở đầu: nêu nguyên lí chung - luận đề chính nghĩa của bản tuyên ngôn là quyền độc lập, tự do của các dân tộc.
* Phần chứng minh: Nêu ra thực tế hành động của thực dân Pháp ở nước ta, kể rõ tội ác của chúng trên các phương diện; chỉ ra hành động chính nghĩa của nhân dân ta khi đứng lên giành quyền độc lập.
* Phần tuyên ngôn: Khẳng định quyền độc lập dân tộc và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do của dân tộc
+ Lập luận chặt chẽ thể hiện rõ ở phần mở đầu của bản tuyên ngôn.
* Vừa khéo léo, vừa kiên quyết, Bác đã viện dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để khẳng định các quyền cơ bản của con người.
* Từ đó, Người đã nâng cao vấn đề từ quyền con người suy ra quyền dân tộc. * Khẳng định mạnh mẽ: Quyền độc lập, tự do, bình đẳng…của các dân tộc là lẽ phải không ai chối cãi được.
+ ….
- Tuyên ngôn độc lập có lời lẽ hùng hồn, đanh thép.
+ Giọng văn hùng hồn, đanh thép là giọng chủ đạo của toàn bộ văn bản, tập trung nhất là ở phần 2, 3 khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc ta.
+ Để tạo nên giọng điệu đanh thép, Hồ Chí Minh đã sử dụng pháp điệp ngữ, những câu văn ngắn, nhịp nhanh, mạnh, dứt khoát…
- Tuyên ngôn độc lập có ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích.
+ Văn bản đã biểu hiện một tầm tư tưởng lớn lao song dung lượng chỉ gói gọn trong hơn hai trang sách.
+ Ở phần 2: chỉ bằng 14 câu, Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trên mọi phương diện.
+ ….
3. Đánh giá:
- Khẳng định tầm vóc lịch sử và tính chất mẫu mực của áng văn chính luận. - Đánh giá tài năng của Hồ Chí Minh qua văn bản.
Bài 3: TÂY TIẾN (Quang Dũng) I. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc… - Phong cách thơ: Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu và lãng mạn tài hoa, thơ giàu chất họa, chất nhạc.