Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Agribank (Trang 95)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

3.3.2.2 Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở Việt Nam

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng Thương mại, và giữa các ngân hàng Thương mại với nhau. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng Thương mại mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ giữa khách hàng với ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Thông qua thị trường này, ngân hàng Trung ương có thể điều hành tỷ giá cuối cùng. Để hoàn thiện và phát triển thị trường này để làm cơ sở cho việc hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam sau này:

- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường.

- Đa dạng hoá các hình thức mua bán như mua bán trao ngay (spot), mua bán có kỳ hạn (forward), mua bán quyền lựa chọn (Option). Tức là cho phép các ngân hàng thương mại được linh hoạt chọn các công cụ giao dịch hối đoái để giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tránh được một phần rủi ro khi tỷ giá biến động. Chủ động trong kinh doanh, kích thích thị trường hối đoái ngày càng phát triển.

Mở rộng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, trong đó ngân hàng Thương mại tham giam thị trường với tư cách là người kinh doanh cho bản thân và cho khách hàng; Ngân hàng Nhà nước tham gia với vai trò điều tiết thị trường trên cơ sở đó mà thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá; người mô giới là người làm cho quá trình giao dịch được nhanh chóng và hưởng hoa hồng. Phát triển nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ qua đêm...

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam, giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp, hướng đi mới để thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó, mở rộng các loại hình nghiệp vụ liên quan như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ....

Trong khuôn khổ của một luận văn, tác giả đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

1- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản như: khái niệm, sự cần thiết khách quan, điều kiện và phương thức cơ bản của thanh toán quốc tế của một NHTM. Đồng thời, luận văn cũng đề cập các nhân tố tác động tới chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trên cơ sở đó, luận văn nêu lên yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế của NHTM nói chung, của hệ thống NTHTM Việt Nam nói riêng, nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở những đánh giá, phân tích môi trường kinh doanh trên địa bàn, kết quả thực hiện của các mặt nghiệp vụ, khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. Luận văn đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan, chủ quan giải thích cho những mặt tích cực hay những hạn chế còn tồn tại trong chất lượng thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Việt Nam.

3- Trên cơ sở những nguyên nhân, hạn chế của chất lượng thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Việt Nam, đồng thời xem xét đến định hướng phát triển hoạt động kinh doanh chung, định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế.

Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu học tập, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các NHTM nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế. Trong đó, kiến nghị quan trọng nhất là hoàn thiện cơ chế chính sách đồng bộ về hoạt động ngân hàng; thường xuyên sửa đổi kịp thời quy định liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế.

Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Việt Nam là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi từng cán bộ giao dịch cũng như ban lãnh đạo

ngân hàng phải thường xuyên tìm kiếm giải pháp để thực hiện. Tác giả mong rằng, trong khuôn khổ nhất định của luận văn, dù thời gian nghiên cứu và trình độ bị hạn chế, những giải pháp của mình sẽ góp phần đưa NHNo&PTNT Việt Nam đạt được những thành tựu mới trong hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng, hoạt động kinh doanh nói chung, ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng trong nước cũng như quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Agribank (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w