Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định hướng dẫn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Agribank (Trang 66)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định hướng dẫn nghiệp vụ

Các yêu cầu và quy trình ban hành văn bản :

Văn bản ban hành có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một văn bản được phát đi từ Trung tâm Điều hành có tác dụng trực tiếp đến hoạt động của mạng lưới các Chi nhánh. Nếu văn bản chưa đúng, không phù hợp thực tiễn thì hậu quả khó mà lường trước được. Văn bản ban hành phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Phù hợp với luật và các văn bản dưới luật, đúng với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, căn cứ pháp lý để ban hành là Nghị định, Quyết định của Chính phủ, thể lệ quy chế quyết định của ngân hàng Nhà nước, Điều lệ ngân hàng, Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng Quản trị... - Đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong hệ thống các văn bản, không có các vấn đế trái ngược và chồng chéo.

- Văn bản phải rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm và khuyến khích sáng tạo của người thực thi. Nội dung cụ thể rõ người, rõ việc, dễ nhớ, dễ hiểu nhưng không gây ra các cách hiểu khác nhau. Ngôn ngữ trong văn bản chính xác, phổ thông, các thuật ngữ, khái niệm chuyên môn cần được định nghĩa và giải thích.

Để đạt được các yêu cầu đó đối với các văn bản quan trọng có tính hiệu lực lâu dài, quy trình văn bản nên thực hiện theo các bước sau:

Bước một: Đơn vị tham mưu nghiên cứu soạn thảo tập trung toàn bộ tư liệu, thông tin liên quan đến nội dung văn bản để viết dự thảo.

Bước hai: Gửi dự thảo xin ý kiến của các đơn vị cơ sở là người thực hiện các văn bản sau này và các ý kiến của các phòng ban chuyên quản khác.

Bước ba: Thảo luận về dự thảo trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp tập thể.

Bước bốn: Bộ phận pháp chế của NHNo tra soát lại toàn bộ nội dung văn bản, đối chiếu với những văn bản đã ban hành trước khi phê duyệt đối chiếu với những văn bản đã ban hành trước khi phê duyệt, đảm bảo không chồng chéo, không mâu thuẫn và thống nhất nội dung.

Hoàn thiện các loại văn bản kinh doanh đối ngoại

Để thực hiện có hiệu quả công tác kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế, NHNo&PTNT Việt Nam cần bổ sung các loại văn bản sau:

- Quy trình cho vay ngoại tệ và bảo lãnh vay vốn nước ngoài. - Quy trình nghiệp vụ kinh doanh hối đoái.

- Quy trình nghiệp vụ thanh toán biên giới...

Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế

- Đối với xuất khẩu: NHNo&PTNT Việt Nam trực tiếp nhận chứng từ của người xuất khẩu, kiểm tra và gửi ra nước ngoài yêu cầu thanh toán. Khi tiền gửi từ nước ngoài chuyển về tài khoản NOSTRO của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh trả cho khách hàng vào tài khoản tiền gửi thanh toán, hoặc hạch toán thu nợ với bộ chứng từ đã cho vay theo hình thức chiết khấu hay ứng trước tiền hàng.

- Đối với nhập khẩu: NHNo&PTNT Việt Nam trực tiếp nhận kiểm tra bộ chứng từ nước ngoài và thanh toán.

- Tập trung nguồn vốn vào một tài khoản đảm bảo cho Tổng giám đốc quản lý an toàn và sử dụng có hiệu quả. Trung tâm giao dịch căn cứ vào tình hình lãi suất trên thị trường quốc tế và uy tín của ngân hàng đại lý để chuyển tiền về nơi có lãi suất cao, an toàn.

- Chủ động sử dụng tiền tại ngân hàng để thanh toán cho các L/C đến một cách thuận lợi và tiết kiệm, tận dụng các hạn mức tín dụng và hạn mức thanh toán của ngân hàng đại lý.

- Nguồn vốn tín dụng tập trung làm cơ sở để triển khai các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ trên thị trường vốn, vừa thu lợi nhuận, vừa là giải pháp quản lý rủi ro tín dụng về lãi suất, tỉ giá và biến động thị trường. Đảm bảo cho ngân hàng quản lý trạng thái ngoại hối các đồng ngoại tệ và chuyển nhanh sang các đồng tiền có giá trên thị trường hối đoái.

- Tăng cường khả năng kiểm soát điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng xử lý nghiệp vụ nhanh nhạy, có hiệu quả. NHNo đã tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Agribank (Trang 66)