GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
3.2.3 Đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, rủi ro có thể về phía ngân hàng hoặc khách hàng. Để phòng chống các yếu tố rủi ro, nhằm củng cố và tăng cường uy tín, an toàn cho ngân hàng trên trường quốc tế và cho khách hàng của mình, NHNo có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Về công tác điều hành:
Tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát của Chi nhánh yêu cầu các Chi nhánh cơ sở chỉ mở thư tín dụng khi đảm bảo nguồn vốn thanh toán chắc chắn hoặc chỉ tiêu nhận vốn điều hòa của NHNo&PTNT Việt Nam. Hạn chế tối đa trường hợp đề nghị thanh toán bằng nguồn vốn tự có ký quỹ tỷ lệ thấp.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Thông qua hệ thống đại lý của NHNo để điều tra, khai thác thông tin về tình hình tài chính, về khả năng giao hàng và tư cách đạo đức của đối tác nước ngoài trong hợp đồng kinh tế.
- Tư vấn cho khách hàng khi ký kết hợp đồng lựa chọn phương thức và các điều kiện thanh toán có lợi nhất.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng yêu cầu khách hàng phải thường xuyên theo dõi việc giao hàng, chứng từ...
- Chú ý đến các nghiệp vụ Thư tín dụng đặc biệt là thư tín dụng xác nhận, chuyển nhượng... có nhiều đặc điểm riêng biệt, tính chất khác nhau, chính vì vậy khi thực hành các thanh toán viên phải đặc biệt tuân thủ quy trình và thông lệ quốc tế.
Quản lý chặt các món bảo lãnh và L/C trả chậm
Tiếp tục chấn chỉnh việc mở bảo lãnh L/C trả chậm. Đảm bảo tính pháp lý của các món L/C trả chậm, thực hiện theo đúng văn bản số 3056/NHNo- QHQT do Tổng giám đốc ký ngày 1/10/2001.
Phối hợp chặt chẽ với các Ban liên quan: Ban Tín dụng, Ban Quan hệ quốc tế... để giám sát tiến độ của L/C cũng như tính toán, rà soát lập phương án để tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình thanh toán quốc tế như tiến độ giao hàng, tình trạng của chứng từ, các tin có liên quan từ ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chuyển nhượng...