Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Agribank (Trang 55)

b. Các chỉ tiêu về quy mô thanh toán quốc tế

2.2.4.1 Nguyên nhân khách quan

a. Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại còn thiếu và nhiều bất cập

Mặc dù các ngân hàng Việt Nam đã thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản trong nước nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia. Đối với hoạt động thanh toán quốc tế, hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam cũng như các ngân hàng Việt Nam đều vận dụng UCP600, URR525,... làm căn cứ quy định trách nhiệm, quyền hạn của các bên. Tuy nhiên, UCP600 chỉ là thông lệ quốc tế trong đó không quy định mức xử lý như thế nào có vi phạm, và trong mọi trường hợp UCP vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc gia. Do Việt Nam chưa có nguồn luật nào điều chỉnh nên phía Ngân hàng của Việt Nam sẽ là người chịu thiệt nếu phát sinh tranh chấp.

Mặt khác, UCP600 chỉ quy định trách nhiệm, quyền hạn của các ngân hàng, chưa xác định mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể trong nước mà điều

này phụ thuộc vào quy định của luật quốc gia. Chính vì chưa có nguồn luật nào điều chỉnh mà phải dựa vào nhiều luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, các văn bản của Ngân hàng Nhà nước... nên ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Trong mở L/C nhập khẩu, NHNo Việt Nam mở L/C trên cơ sở “Đơn yêu cầu mở thư tín dụng” của khách hàng nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản nào xác định đơn yêu cầu có phải là hợp đồng giữa ngân hàng với người mở hay không. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, NHNo&PTNT Việt Nam đã phải yêu cầu khách hàng lập các giấy tờ khác kèm theo như : Đơn xin vay, Giấy nhận nợ khống (ngay cả trong trường hợp khách hàng thanh toán bằng vốn tự có) làm thủ tục trở nên khó khăn, gây tâm lý không thoải mái cho khách hàng.

Một điểm bất cập nữa đó là cơ chế quản lý ngoại hối còn nhiều điểm chưa rõ ràng, khó hiểu. Các quy định liên quan đến ngoại hối cũng được thay đổi, điều chỉnh thường xuyên khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc nắm bắt, áp dụng. Việc thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài được quy định chặt chẽ, thủ tục khó khăn cũng kiềm chế sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế.

b. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô như: Quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan của Việt nam không ổn định, thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế có đặc thù gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, hải quan, thuế quan. Chỉ cần những cơ chế trên thay đổi, các quy trình nghiệp vụ thanh toán của Ngân hàng đã bị ảnh hưởng rất lớn.

c. Trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có tới 70% số giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo chính quy về

nghiệp vụ ngoại thương. Thế nhưng có khoảng 80-85% số doanh nghiệp đó tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc ủy thác xuất nhập khẩu. Nền kinh tế có nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu là đáng khuyến khích, nhưng mặt trái của nó là khi chưa được trang bị kiến thức mà vội vã nhảy vào cuộc thì vấp ngã là điều khó tránh khỏi.

Mặt khác, thực lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu kém, hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Do vậy, trong khi kinh doanh buôn bán với nước ngoài, nếu bị lừa đảo, thua lỗ sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng tín dụng, thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Cũng do trình độ của cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp còn yếu, cộng với sự phức tạp của nghiệp vụ thanh toán quốc tế nên việc thực hiện nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp phải dựa vào tư vấn của ngân hàng, thậm chí ngay cả khi ký kết hợp đồng ngoại thương và thường mắc sai sót trong việc lập các chứng từ cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Thêm vào đó, nguyên tắc của ngân hàng là nhân viên không được làm thay khách hàng mà khách hàng phải tự lập chứng từ và sửa chữa khi sai sót, mặc dù ngân hàng đã có các mẫu sẵn nhưng khách hàng lập hồ sơ vẫn mắc sai sót khiến phải đến ngân hàng nhiều lần mới thực hiện được, vừa tốn kém chi phí, vừa mất thời gian của khách hàng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai nghiệp của ngân hàng. Cá biệt có khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam khi ký kết hợp đồng ngoại với các doanh nghiệp ở các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia...), có thể do đối tác của họ biết tiếng Việt nên đã lập hợp đồng ngoại bằng tiếng Việt vì thế khổng làm được Yêu cầu mở L/C do phải viết bằng tiếng Anh mà ngân hàng cũng không giúp gì được do tên và địa chỉ của đối tác cũng được dịch ra tiếng Việt. Các doanh nghiệp xuất khẩu thì rất khó khăn để lập được bộ chứng từ hoàn hảo

theo đúng quy định của L/C do đó thường xuyên phải đối mặt với rủi ro bị từ chối thanh toán hoặc bị trừ tiền do sai sót của chứng từ so với L/C.

Hạn chế của khách hàng còn thể hiện ở chỗ, do không hiểu hết các quyền lợi và nghĩa vụ của mình và ngân hàng trong thanh toán quốc tế theo quy định của UCP600, nên khi nhận hàng thấy có thiếu sót thường có khiếu nại ngân hàng mà không hiểu rằng ngân hàng chỉ có trách nhiệm với chứng từ chứ không có trách nhiệm về hàng hoá.

d. Thị trường ngoại hối chưa phát triển, tỷ giá ngoại tệ biến động liên tục.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh theo đúng nghĩa, mới ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ song thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ cung cấp cho hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt trong những thời điểm có biến động tỷ giá hoặc những thời điểm tập trung nhiều nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài. Hơn nữa, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chỉ chủ yếu dừng lại ở giao dịch mua bán giao ngay, các giao dịch mua bán kỳ hạn, quyền chọn vẫn dừng ở mức thăm dò. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh và phòng ngừa lỗ do rủi ro tỷ giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Agribank (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w