GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
3.3.2.1 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền mà nước ngoài trả cho một nước và những khoản tiền mà nước đó trả cho nước ngoài trongmột thời kỳ nhất định. Cán cân thanh toán quốc tế này là bản báo cáo thống kê về tất cả nghiệp vụ kinh tế đối ngoại đã xảy ra trong năm qua của mỗi quốc gia, được thành lập bằng phương pháp kế toán kép. Do vậy, bảng cân đối luôn ở thế cân bằng.
Cán cân thanh toán quốc tế có vai trò đặc biệt trong hệ thống cán cân của các nước. Tình trạng của nó ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, đến tình trạng ngoại hối của các nước và toàn bộ nền kinh tế của các nước. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế liên quan đến quan hệ cung cầu, tỷ giá hối đoái… Vì vậy, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng. Ở nước ta hiện nay, hướng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế là:
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
Trong giai đoạn vừa qua cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt, mức độ thâm hụt ngày càng lớn, mặc dù một phần thậm hụt là do đầu tư nước ngoài giảm, tuy nhiên cán cân thương mại thâm hụt quá lớn như hiện nay (bằng 6% tổng sản phẩm quốc dân) là một vấn đề đáng báo động.Việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại quốc tế là vấn đề quan trọng và cấp bách. Để cải thiện cán cân thương mại quốc tế thì giải pháp cần thiết là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời quản lý chặt chẽ nhập khẩu.
Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, quan hệ thương mại nước ta với các nước được mở rộng và có bước phát triển đáng kể, tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu của chúng ta còn nghèo nàn, chủ yếu là nông sản, thực phẩm, nguyên liệu thô, sản phẩm xuất khẩu chưa qua chế biến còn chiếm tỷ trọng lớn. Định hướng phát triển kinh tế nhiều khi còn quá thiên về hàng nhập khẩu. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp sau:
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại đối với những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, các nước ASEAN, các nước EU. - Cần tổ chức công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường của các nước để có những cải tiến về các mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với từng thị trường. Khuyến khích mở rộng các hình thức gia công sản phẩm cho nước ngòai bằng nguyên liệu trong nước.
- Cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, tăng các mặt hàng chế biến tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thô. Vì vậy, cần phải coi trọng việc phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng hợp tác và liên doanh với nước ngoài để nâng cao năng lực của ngành chế biến hàng xuất khẩu. Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi suất, cho vay đối với hàng xuất khẩu, trợ giúp giá cho nông dân, có những chính sách kinh tế cụ thể để bù đắp kịp thời khi có thiên tai xảy ra.
Có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý bằng hạn ngạch, tăng cường công tác chống buôn lậu, trốn thuế… Có chính sách bình ổn tỷ giá hối đoái nhằm bảo trợ sản xuất trong nước.
Trong cơ chế này tỷ giá luôn được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, thông qua các phiên giao dịch ngoại tệ tại hai trung tâm giao dịch ngoại tệ là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Thông qua các phiên giao dịch giữa hai trung tâm này, Nhà nước có thể nắm bắt được cung, cầu ngoại tệ của thị trường một cách tương đối chính xác, từ đó kết hợp với tình hình thực tế của các yếu tố khác tham gia vào quá trình hình thành tỷ giá như cán cân thanh toán quốc tế từng thời kỳ, mục tiêu của chính sách tiền tệ, hoạt động xuất nhập khẩu... để xác định và điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngòai, quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, khi không đáp ứng được nhu cầu ngoại hối như thu hút vốn đầu tư, vay nợ, nâng cao tỷ lệ chiết khấu, thu hồi vốn đầu tư nước ngoài... Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp. Nhà nước phải có những biện pháp thích hợp về việc cấp giấy phép đầu tư nước ngoài theo đúng hướng phát triển chiến lược về cơ cấu phát triển kinh tế trong đó chú trọng chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu. Việc định ra các chính sách về đầu tư và các chính sách kinh tế phải có sự ổn định tương đối để các doanh nghiệp có thể kinh doanh ổn định và thực hiện kinh doanh theo sát với đề án đặt ra. Chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như giao thông thủy lợi, cầu đường...
Việc quản lý vay nợ viện trợ phải đạt hai mục tiêu là hiệu quả vốn vay và mức vay nợ tương ứng với năng lực trả nợ để đảm bảo sự bình ổn cán cân thanh toán. Mục tiêu hiệu quả vay vốn là một vấn đề cực kỳ khó khăn trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay do bởi trình độ thẩm định dự án, trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý... còn nhiều bất cập. Vì vậy, phải có chiến lược vay nợ viện trợ và quy chế sử dụng vay nợ viện trợ, việc vay nợ viện trợ phải bao quát tất cả các khoản vay nợ của Chính phủ, của các ngân hàng thương mại, của doanh nghiệp (kể cả vay thương mại). Phải có sự kết hợp đồng bộ giữa
các ngành, các cấp quản lý và sử dụng vay nợ viện trợ. Các dự án có hiệu quả vốn thấp sẽ dẫn đến tất yếu là năng lực trả nợ kém.
Quản lý của Nhà nước về thanh toán quốc tế, Nhà nước có thể quản lý được luồng ngoại tệ ra vào đất nước.
- Việc nắm công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại, Nhà nước có thể quản lý được xuất nhập khẩu và làm cơ sở cho quản lý cán cân thanh toán quốc tế.
- Qua thực tế hoạt động thanh toán quốc tế, Nhà nước điều chỉnh lại các điểm không hợp lý trong hệ thống luật hay chính sách liên quan đến kinh tế đối ngoại.
Nói chung, các điều kiện thanh toán nên để các bên tham gia thỏa thuận nhất trí trong hợp đồng ngoại thương, miễn là nó không trái với thông lệ quốc tế và luật của mỗi nước.
Mậu dịch quốc tế không chỉ mang tính chất thương mại thuần túy mà còn là công cụ thực hiện mưu đồ chính trị và xã hội của các nước, các thế lực phản động trên thế giới, do đó thanh toán quốc tế lại càng quan trọng trong quản lý nền kinh tế vĩ mô.
Dự trữ thanh toán quốc tế được coi là khâu then chốt, là bộ phận hữu cơ của đồng thời hai cơ chế đó là chu chuyển ngoại tệ quốc tế và lưu thông tiền tệ trong nước, và là khâu bảo đảm tác động qua lại giữa hai lĩnh vực này.
Quản lý dự trữ: ở mọi quốc gia, quản lý dự trữ thanh toán quốc tế là nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất dự trữ ấy. Muốn vậy, các cơ quan điều phối ngoại tệ tại Việt Nam là Vụ Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính, Vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước phải phân tích và chọn các phương án quản lý theo phương hướng sau đây:
- Phải xác định tổng lượng dự trữ các phương tiện thanh toán quốc tế tối ưu trong các điều kiện nhất định theo từng giai đoạn: 1 năm, 5 năm...
Giảm thâm hụt dự trữ ngoại tệ do cán cân thanh toán bị thiếu hụt lâu ngày gây nên thực sự là một mối lo cho đất nước, vì không đủ tiền để nhập hàng nhằm thỏa mãn những yêu cầu sinh hoạt thiết yếu của nhân dân hoặc không có khả năng trả nợ nước ngoài. Cần phối hợp với các bộ ngành để có chính sách điều tiết về cơ cấu hàng nhập để cân đối giữa mục tiêu phát triển kinh tế và giải quyết các khó khăn tạm thời.
Tăng mức dự trữ khi thu nhập ngoại tệ so với khả năng thanh toán sẽ làm tăng khối lượng nội tệ, do đó kích thích lạm phát, có điều kiện để tăng nguồn lực bổ sung không hợp lý từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưu thông, tiêu dùng. Tuy nhiên, phải có kế hoạch phát triển lâu dài nhằm kích thích nền sản xuất trong nước.
- Cần chọn các yếu tố dự trữ và xác định tương quan hợp lý giữa các yếu tố này, mối tương quan này luôn là sự thỏa hiệp, giữa một bên là ý muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất thu nhập của tài sản dự trữ thanh tóan quốc tế và bên kia là mối lo bảo đảm khả năng thanh toán cần thiết của dự trữ thanh toán quốc tế.
- Đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ, đây là nhiệm vụ đặt ra cho mọi quốc gia phải hình thành “giỏ tiền tệ” nghĩa là phải chọn đồng tiền cụ thể và xác định tỷ lệ các đồng tiền ấy trong thành phần dự trữ vàng.
- Các cơ quan Nhà nước phải chọn các công cụ, tài chính dùng làm phương tiện dự trữ ngoại tệ. Tính cấp thiết của các công cụ này là đầu tư càng dài hạn thì thu nhập về lãi suất càng cao.
Song, đầu tư dài hạn trong trường hợp cần thiết không thể dùng để thanh toán quốc tế, can thiệp ngoại hối mạnh và thuận tiện như tiền trong các tài khoản vãng lai.
Cơ chế sử dụng và quản lý dự trữ thanh toán quốc tế nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Trên thế giới hiện nay, quỹ dự trữ thanh toán quốc tế thường là quỹ ngoại tệ tập trung, chủ yếu được dùng để bù đắp số thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Cũng như các nước trên thế giới, tại Việt Nam vàng, ngoại tệ là một trong những yếu tố hình thành cơ sở tiền tệ hay cơ sở dự trữ để lưu thông đồng nội tệ. Bởi mỗi khi lượng dự trữ này có sự biến động do những thay đổi trong cán cân thanh toán gây nên, thì có thể làm cho nền kinh tế mất ổn định do cầu về tiền gây ra.
Khi xuất hiện ( hay tăng ) số dư có trong cán cân thanh toán và sự mở rộng tương ứng khối lượng dự trữ thì lượng tiền mặt cũng tăng lên làm xuất hiện cơ chế "lạm phát nhập khẩu ". Điều này đã xảy ra với Nhật và một số nước phương Tây vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 khi các quốc gia này đã nhận dòng USD đổ vào khổng lồ, kết quả là khối lượng dự trữ ngoại tệ quốc gia của họ tăng mạnh, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại thiếu hụt cán cân thanh toán và giảm dự trữ ngoại tệ làm giảm lượng tiền trong lưu thông, gây thiểu phát, và trong điều kiện nhất định ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế.
Do vậy, cần chọn một sự cân đối nào đấy giữa tiêu chuẩn sinh lợi và khả năng thanh toán của dự trữ. Sự cân đối này được quyết định bởi khả năng tiên đoán về tình hình thanh toán quốc tế của đất nước, về nhu câu trả nợ nước ngoài về tình hình biến động của tỷ giá hối đoái.
- Trong tình hình nhất định các nhà nước có thể cho phép dùng dự trữ vàng, ngoại tệ để trang trải các khoản chi của ngân sách nhà nước và giải quyết các nhiệm vụ vĩ mô khác trong nội bộ nền kinh tế. Các danh mục chi tiêu ngân sách phải nhằm vào chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phát triển các khu công nghiệp và chế xuất theo quy hoạch tổng thể, chi các dự án khả thi do chính phủ chỉ định.
Cơ chế quản lý dự trữ thanh toán quốc tế đang được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở các kinh nghiệm tích luỹ được. Ngoài ra còn phải có chính sách hỗ trợ như chống buôn lậu, tiết kiệm chi phí chính phủ, giảm chi ngân sách nhà nước.... Những khuynh hướng chủ yếu ở đây là nhằm tác động tốt nhất đến hoạt động kinh tế đối ngoại, điều chỉnh hiệu quả nhất tỷ giá hối đoái, bảo đảm cao nhất độ an toàn của tiền tệ và kinh tế của mỗi quốc gia.
3.3.2.2 Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thành lập thịtrường hối đoái ở Việt Nam