Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Agribank (Trang 58)

b. Các chỉ tiêu về quy mô thanh toán quốc tế

2.2.4.2 Nguyên nhân chủ quan

a. Năng lực, uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam chưa cao

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam mới thành lập năm 1988, thêm vào đó, hoạt động thanh toán quốc tế mới được triển khai thực hiện từ năm 1993, do thanh toán quốc tế là nghiệp vụ mới mẻ, có thể coi là sản phẩm mới của ngân hàng nên việc thu hút khách hàng cũng như triển khai nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Mặt khác, NHNo&PTNT Việt Nam được biết đến là ngân hàng hoạt động chủ yếu trong

lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do đó khách hàng còn ngại khi sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam. Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận là năng lực của NHNo&PTNT Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc tế do thiếu kinh nghiệm, không được chuyên môn hoá nên chưa thể bằng Ngân hàng ngoại thương, ngân hàng từng một thời được độc quyền trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Để triển khai có hiệu quả nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có uy tín đối với quốc tế. Do mới tham gia vào thị trường quốc tế nên NHNo&PTNT Việt Nam chưa được các ngân hàng quốc tế biết đến nhiều. Mặt khác, trước đó các ngân hàng nước ngoài chỉ biết đến Ngân hàng Ngoại thương trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cho đến khi các ngân hàng khác trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam được tham gia lĩnh vực này. Chính vì NHNo&PTNT Việt Nam chưa có uy tín cao trong thị trường quốc tế nên các ngân hàng nước ngoài còn ngần ngại khi chọn NHNo&PTNT Việt Nam là đối tác của mình.

Một yếu tố làm hạn chế không nhỏ tới sự tăng trưởng hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam đó là mạng lưới các ngân hàng đại lý chưa phủ khắp trên toàn thế giới. NHNo&PTNT Việt Nam gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngân hàng thông báo, ngân hàng thanh toán và trong trường hợp ngân hàng đối tác không có quan hệ đại lý thì NHNo&PTNT Việt Nam lại phải thông qua Ngân hàng Ngoại thương làm trung gian làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.

b. Chưa quan tâm đúng mức đến công tác Marketing (chăm sóc khách hàng)

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, vấn đề cạnh tranh để phát triển ngày càng gay gắt. Trên cùng một thị trường, cùng một địa bàn, các ngân hàng đều đưa ra các loại hình sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế có tính chất giống nhau, buộc các ngân hàng phải cố gắng hết sức trong việc chào bán

sản phẩm dịch vụ của mình.

Việc áp dụng Marketing trong hoạt động ngân hàng là điều tất yếu. Tuy nhiên, tại NHNo&PTNT Việt Nam, công tác Marketing còn một số bất cập. Các hoạt động marketing chưa được tiến hành một cách có tổ chức và hệ thống, chưa có sự phối hợp hài hoà giữa các Chi nhánh và Hội sở để đưa ra chính sách phù hợp. Các biện pháp khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ chưa có, việc chủ động tiếp cận với những khách hàng thanh toán quốc tế mới nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng còn chưa được chú trọng đúng mức.

Thêm vào đó, NHNo&PTNT Việt Nam mới chỉ có chính sách ưu đãi lãi suất tín dụng và ưu đãi phí thanh toán quốc tế với một số ít khách hàng lớn mà chưa có những chiến dịch marketing ưu đãi trên diện rộng nhằm khuyếch trương hoạt động, thu hút thêm khách hàng mới.

c. Công nghệ thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn

Công nghệ phục vụ cho các hoạt động kinh doanh đối ngoại, cụ thể: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, quản trị rủi ro còn nhiều bất cập. Chế độ thống kê báo cáo hoàn toàn thụ động, không khai thác được số liệu trên mạng thông tin 477, hầu hết các Chi nhánh không cập nhật kịp thời, thậm chí không cập nhật số liệu nên không có số liệu.

Hiện nay Chi nhánh Quảng Ninh và Lạng Sơn đã triển khai thanh toán biên mậu với Ngân hàng Công thương Trung Quốc thông qua mạng Internet đạt kết quả tốt, thu hút được nhiều khách hàng. Tuy nhiên, tốc độ đường truyền mạng Internet tại Việt Nam còn chậm, nhiều trường hợp truyền điện bị nghẽn mạch không thể thực hiện giao dịch được.

Công nghệ tại các Chi nhánh khu công nghiệp còn hạn chế, không cạnh tranh được đối với các ngân hàng nước ngoài thậm chí một số ngân hàng thương mại trong nước do vậy chưa tiếp cận được các doanh nghiệp FDI.

Chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của NHNo đã đưa phần mềm IPCAS vào sử dụng ở hầu hết các Chi nhánh lớn trên toàn quốc. Phần mềm IPCAS đã được tích hợp cả chương trình SWIFT tuy nhiên vẫn còn những bất cập gây khó khăn trong thao tác hàng ngày của các thanh toán viên tại các Chi nhánh như :

- Khi nhập mã SWIFT của ngân hàng chỉ hiện ra tên ngân hàng khi in ra giấy mà không xuất hiện trên máy làm cho cán bộ khó kiểm tra được tính chính xác trong quá trình thao tác soạn điện.

- Máy tự động in tất cả các trang điện MT700 dù chỉ sửa chữa trên 1 trang gây tốn kém.

d. Việc cân đối ngoại tệ phục vụ cho khách hàng chưa hiệu quả.

Tại NHNo&PTNT Việt Nam, số lượng khách có hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ còn ít, đa số khách hàng chỉ có hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải cân đối được nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng. NHNo&PTNT Việt Nam thường đứng trước nguy cơ mua bán ngoại tệ với khách hàng với mức giá đắt hơn so với các ngân hàng bạn. Vào những thời kỳ ngoại tệ khó khăn, NHNo&PTNT Việt Nam chỉ phục vụ được các khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán, còn những khách hàng mua ngoại tệ giao ngay để thanh toán thì không được đáp ứng hoặc đáp ứng một cách hạn chế.

Trong xu hướng đồng USD luôn tăng giá như hiện nay, một số khách hàng muốn mua trước để tránh thiệt hại khi đến hạn thanh toán nhưng không phải lúc nào cũng được đáp ứng. Thậm chí có trường hợp khách hàng đã có hỏi tỷ giá mua ngoại tệ với ngân hàng để chuyển tiền thanh toán nước ngoài nhưng chưa làm hợp đồng mua bán ngoại tệ, nhưng đến hôm sau tỷ giá lại tăng mạnh đột ngột và ngân hàng áp dụng tỷ giá mới này. Mặc dù giữa ngân

hàng với khách hàng chưa có hợp đồng cam kết mua bán ngoại tệ nhưng việc này cũng không làm vừa lòng khách hàng.

e. Chất lượng cán bộ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Việt Nam còn hạn chế.

Kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ giao dịch ngoại thương của một số cán bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam còn non, trình độ ngoại ngữ chỉ ở mức độ nhất định trong xử lý giao dịch. Do đó, khả năng tư vấn, tốc độ thực hiện giao dịch nhiều lúc còn chậm so với yêu cầu của khách hàng. Việc đào tạo nghiệp vụ chưa được bài bản, theo hệ thống nên có sự chênh lệch nhất định về trình độ giữa các giao dịch viên. Mặt khác, các kỹ năng về giao tiếp, marketing của cán bộ chưa được quan tâm đúng mức nên đã hạn chế phần nào chất lượng phục vụ khách hàng.

Kết luận chương

Những hạn chế còn tồn tại nêu trên là những thách thức lớn đối với yêu cầu nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam. Nhận thức rõ yêu cầu khách quan phải thường xuyên hoàn nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế, nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của NHNo&PTNT Việt Nam và môi trường kinh doanh, NHNo&PTNT Việt Nam quyết tâm tìm ra những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm đạt được nhiệm vụ kể trên, xây dựng hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam vững mạnh, phục vụ tích cực công cuộc phát triển kinh tế địa bàn và đất nước.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Agribank (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w