GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
3.2.6 Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế trong hệ thống thông qua phát triển các nghiệp vụ kinh tế đối ngoại có liên quan
phát triển các nghiệp vụ kinh tế đối ngoại có liên quan
Đẩy mạnh chính sách tài trợ xuất nhập khẩu
- Mở rộng cơ cấu tín dụng: Mở rộng tín dụng ngắn hạn đồng thời tăng nhanh tín dụng trung hạn và dài hạn. Mở rộng đối tượng đầu tư, thúc đẩy quá trình kinh doanh tổng hợp, mở thêm nhiều nghề mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp và nông thôn. Tiếp cận, củng cố và phát triển thị trường nông nghiệp, nông thôn và hộ sản xuất. Liên kết với thị trường thành thị đặc biệt là những thành phố lớn, những thương cảng, thương trường lớn. Tận dụng lợi thế nông lâm ngư nghiệp, phá thế độc canh, phát triển quá trình liên doanh, liên kết đa thành phần nhằm khép kín từ khâu nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành dần những vùng kinh tế tập trung sản xuất hàng xuất khẩu. Gắn tín dụng nội địa với tín dụng xuất nhập khẩu, tín dụng nội tệ với tín dụng ngoại tệ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn giàu đẹp. Chuyển mạnh sang chế độ cho vay chương trình, theo dự án kinh doanh cấp tiểu vùng kinh tế, từng bước phát triển tạo thị trường lành mạnh cho hoạt động kinh doanh đối ngoại.
Kêu gọi vốn nước ngoài nhất là vốn trung và dài hạn dưới mọi hình thức như ủy thác, vay vốn từ các Tổ quốc quốc tế, các Tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, các cá nhân nước ngoài. Khai thác triệt để mọi khoải tài trợ của các tổ chức nước ngoài giúp đỡ kỹ thuật, nhằm đổi mới công nghệ ngân hàng và đào tạo cán bộ.
Định hướng chiến lược tiếp thị nhằm mở rộng hoạt động, nâng cao uy tín của NHNo trên thế giới, tranh thủ mọi thuận lợi, đồng thời hạn chế thấp nhất rủi ro trong kinh doanh hối đoái và quan hệ với đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường thanh toán quốc tế sang Nga và các nước SNG.
Tổ chức triển khai các dự án có chất lượng, theo đúng hiệp định đã ký kết với nước ngoài, các tổ chức quốc tế lớn như WB, ADB...
- Có chính sách tài trợ xuất nhập khẩu hợp lý: Các nhà doanh nghiệp thực hiện thành công hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình, thì các yếu tố như chất lượng hàng hóa, uy tín của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng nước ngoài thì một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng là vấn đề tài chính phục vụ vấn đề kinh doanh xuất nhập khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh:
Sử dụng nguồn ngoại tệ vay luân chuyển ngân hàng nước ngoài hoặc hạn mức tín dụng của ngân hàng nước ngoài.
Đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho sử dụng nguồn vốn ưu đãi từ quĩ đầu tư xuất khẩu.
Thị trường truyền thống của NHNo là nông nghiệp và nông thôn. Định hướng tài chính đối với tín dụng trung, dài hạn vào các dự án nuôi trồng nông lâm thủy sản, tạo ra nguồn hàng vững chắc cho xuất khẩu.
Xây dựng và nâng cấp cơ sở chế biến xuất khẩu và các dự án phát triển nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tín dụng ngắn hạn tập trung bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhập nguyên vật liệu cho sản xuất nông nghiệp.
Đẩy mạnh chính sách tài trợ xuất nhập khẩu là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy hiệu quả, chất lượng công tác thanh toán quốc tế và lợi ích của người nhập khẩu.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.
Điều kiện tiên quyết đảm bảo tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng nguồn vốn, nhưng vốn huy động thực hiện trên cơ sở có dự án khả thi theo nguyên tắc thị trường, có đầu ra mới xây dựng đầu vào.
Để nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định thì nguồn vốn trong nước đối với Việt Nam là yếu tố quyết định và nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra bước nhảy vọt cho công nghiệp hóa, đặc biệt đối với các dự án sử dụng thiết bị hiện đaịi và công nghệ cao thời hạn dài. Đến nay trong nước ta mới chỉ huy động vốn thương mại với thời hạn từ một năm đến hai năm trong khi các dự án đổi mới công nghệ ít nhất cần 5 năm hoàn vốn đầu tư. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư xuất nhập khẩu, theo tôi NHNo&PTNT Việt Namcó thể thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, mở rộng quan hệ ngân hàng mà trước hết phải đặt mục tiêu vào thị trường Mỹ và củng cố thị trường khu vực ASEAN. Đến nay quan hệ Mỹ - Việt đã mở ra cho ngoại thương Việt Nam một thị trường đặc biệt lớn. Kim ngạch vài tỉ USD trong buôn bán với Mỹ không lớn đối với thị trường trên 250 triệu dân này nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cán cân ngoại thương và cơ cấu thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian tới chúng ta còn phải đấu tranh để được hưởng quy chế ưu đãi tối huệ quốc với Mỹ, trong tình hình đó việc đi trước của các ngân hàng là cần thiết. Trước đó cần mở ra quan hệ tín dụng với các Ngân hàng Mỹ dưới dạng đầu tư gián tiếp mà trong đó quan trọng nhất là ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ và tổ chức OPIC (Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại) từ quan hệ liên ngân hàng có điều kiện để dần thâm nhập vào thị trường vốn của Mỹ và làm cơ sở cho phát triển thương mại hai bên.
Thứ hai, xây dựng đề án phát hành kỳ phiếu ra nước ngoài trên thị trường vốn quốc tế. Trước mắt nên phát hành trái phiếu qua trung gian với
các ngân hàng đại lý có uy tín. Mặc dù thực hiện qua môi giới hiệu quả chưa cao nhưng nghiệp vụ đảm bảo an toàn và làm tiền đề cho chiến lược kinh doanh lâu dài. Sau khi thâm nhập vào thị trường tiền tệ, lựa chọn và thử nghiệm, ngân hàng sẽ từng bước thành lập văn phòng đại diện và NHNo&PTNT Việt Namtại các thị trường này để nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng ngân hàng quốc tế.
Thứ ba, đối với nguồn vốn ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp, một mặt tìm mọi biện pháp đẩy mạnh các hình thức huy động truyền thống như sử dụng hạn mức thanh toán, hạn mức tín dụng của các ngân hàng đại lý, huy động bằng kỳ phiếu, tiết kiệm ngoại tệ. Mặt khác tích cực thu hút khách hàng xuất khẩu và làm dịch vụ cho các ngân hàng Thương mại chưa có chức năng thanh toán quốc tế để làm tăng nguồn tiền gửi ngoại tệ và mở thêm các NHNo&PTNT Việt Namtại các Khu công nghiệp và Khu chế xuất.
Đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn: Cùng với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, việc đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn cũng cần được đặc biệt quan tâm vì nó liên quan trực tiếp tới việc nâng cao doanh số của ngân hàng và qua đó, tới lợi nhuận của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn như tài trợ hàng xuất khẩu dưới hình thức chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ hoặc chiết khấu hối phiếu đã được ngân hàng nước ngoài chấp nhận; tham gia mua cổ phần các công ty, mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình...., tạo mọi điều kiện để tham gia vào thị trường chứng khoán.
Mở rộng mạng lưới kinh doanh ngoại tệ
- Mở rộng kinh doanh ngoại tệ: Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở các NHNo&PTNT Việt Namcó điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi như sân bay, khu du lịch, bến cảng...
Tăng cường các biện pháp hạn chế rủi ro kinh doanh ngoại tệ.
- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh ngoại tệ: Hiện nay, NHNo và các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam có tập quán là sử dụng USD trong mua bán, huy động, cho vay, dự trữ và thanh toán quốc tế. Điều này làm hạn chế quy mô giao dịch và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro hối đoái đối với Ngân hàng. Đặc biệt từ ngày 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu EURO đã chính thức ra đời, cạnh tranh với đồng USD trên thị trường quốc tế và trở thành đồng tiền quốc tế tầm cỡ, điều này có nghĩa sức hấp dẫn quốc tế sử dụng USD bị giảm sút. Bởi vậy, NHNo cần có cơ cấu lại dự trữ ngoại tệ của mình theo hướng đa dạng hóa các loại ngoại tệ mạnh nhằm phân tán rủi ro, đồng thời chủ động mở rộng các giao dịch giữa USD và các ngoại tệ mạnh khác, cũng như giữa các ngoại tệ mạnh với nhau.
- Vốn cho kinh doanh ngoại tệ: Đề nghị NHNo cho NHNo&PTNT Việt Namđược phép sử dụng 50% quỹ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ (quỹ dự trữ = 50% nội tệ + 50% ngoại tệ). Như vậy, NHNo&PTNT Việt Namcó điều kiện mua ngoại tệ, có thể lưu giữ ngoại tệ trong một vài ngày, không phải chỉ mua hộ, bán hộ ngay cho doanh nghiệp.
- Mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo chủ yếu dưới hình thức giao dịch giao ngay (SPOT), giao dịch kỳ hạn (FORWARD), còn giao dịch hoán đổi (SWAP) chưa được khai thác nhiều. Hoạt động này cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua mua bán ngoại tệ và đầu tư vốn trên thị trường tiền tệ. Bởi vậy, để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ cả về quy mô và hiệu quả, NHNo cần chủ động tìm nguồn, tìm khách hàng, tăng cường giao dịch kỳ hạn và hoán đổi.
Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quyền mua bán và lựa chọn (OPTION) và nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (ARBITRAGE).