Ƣu tiên nhân sự cho hoạt động bán lẻ, đề xuất nâng số lƣợng quan hệ khách hàng, ƣu tiên định biên cho cán bộ quan hệ khách hàng.
101
Tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ bán lẻ, nhằm mục đích đào tạo cán bộ bán lẻ có năng lực, trình độ kỹ năng đáp ứng yêu cầu. Định kỳ thực hiện kiểm tra chất lƣợng cán bộ QHKHCN.
Đề xuất không luân chuyển cán bộ làm bán lẻ sang vị trí khác.
Khuyến khích cán bộ tự đào tạo, có ƣu tiên cho những cán bộ có chứng chỉ đào tạo bán hàng NHBL
Xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cá nhân đối với đội ngũ cán bộ bán lẻ, tạo cơ chế phấn đấu, khích lệ, tăng sự gắn bó của cán bộ bán lẻ với hoạt động bán lẻ.
Phân công cán bộ đầu mối theo sản phẩm nhằm đảm bảo mỗi sản phẩm dịch vụ
đều có sự quản lý xuyên suốt tại chi nhánh và gắn với trách nhiệm của các cán bộ đầu mối phát triển sản phẩm, dịch vụ. Theo chức năng hiện tại, cán bộ đầu mối sản phẩm bán lẻ sẽ phải tập trung tại phòng QHKHCN, Các cán bộ làm đầu mối sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu nhất định về trình độ, kinh nghiệm để đảm đƣơng đƣợc công việc đầu mối sản phẩm (ngoài trách nhiệm của cán bộ tại chi nhánh) và thực hiện một số công việc nhƣ:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai sản phẩm tại chi nhánh (bao gồm cả việc đề xuất kế hoạch cho sản phẩm phụ trách và phân giao kế hoạch cho các đơn vị trong chi nhánh)
- Theo dõi kế hoạch kinh doanh sản phẩm
- Thực hiện các chƣơng trình marketing sản phẩm
- Chịu trách nhiệm chính về kết quả/hiệu quả của sản phẩm do mình quản lý - Đầu mối báo cáo lên hội sở chính về sản phẩm phụ trách
- Đầu mối giải quyết vƣớng mắc tại chi nhánh về sản phẩm
- Đầu mối tổ chức/thực hiện các chƣơng trình đào tạo về sản phẩm
Đối với các phòng giao dịch: Lãnh đạo các Phòng cần phải tuân thủ kỷ luật điều hành của Ban lãnh đạo, đồng thời có các chỉ đạo kịp thời tới từng cán bộ chuyên môn làm công tác bán lẻ, thực hiện giao kế hoạch đến từng cán bộ và có sự kiểm tra định kỳ để điều chỉnh, khắc phục các điểm yếu kém và phát huy các điểm mạnh; Đào tạo, hƣớng dẫn cán bộ các quy trình nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng, tác phong làm việc,.. để cán bộ nghiệp vụ có thể phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.
102
(Yêu cầu Lãnh đạo các Phòng quán triệt tới từng cán bộ nâng cao trách nhiệm với công việc. Kỹ năng bán hàng và tƣ vấn sản phẩm, hƣớng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ của nhiều cán bộ còn yếu (Ví dụ: khi khách hàng mở tài khoản lần đầu, cán bộ đã không hƣớng dẫn khách hàng điển đầy đủ những thông tin cơ bản trong Giấy đề nghị của khách hàng, tƣ vấn các sản phẩm khác (kèm theo) sơ sài, qua loa… nên không thuyết phục đƣợc khách hàng sử dụng sản phẩm, ảnh hƣởng đến các bộ phận khác khi hoàn thiện hồ sơ khách hàng (tổ khởi tạo thông tin, tổ quản lý thông tin khách hàng) và công tác chăm sóc khách hàng sau này).
Với các phòng hỗ trợ: Lãnh đạo các Phòng chức năng liên quan quán triệt tới các cán bộ để hỗ trợ tối đa cho các Phòng trực tiếp bán các sản phẩm bán lẻ, không để ảnh hƣởng đến công tác bán sản phẩm tới khách hàng. Phòng nào thiếu tính phối hợp, hỗ trợ cần có chế tài xử lý kịp thời.
Để phát triển đƣợc dịch vụ Ngân hàng bán lẻ các giải pháp nhất thiết cần phải đƣợc triển khai đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để đạt đƣợc mục tiêu cao nhất. Tuy nhiên trọng tâm chính là củng cố chất lƣợng nguồn nhân lực, tạo ra mục tiêu chung, thống nhất, đoàn kết một lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, tạo động lực cho cán bộ thúc đẩy phát triển, xây dựng lại mô hình tổ chức hƣớng đến khách hàng. Tái cấu trúc, tái cơ cấu các bộ phận xây dựng Ngân hàng BIDV Thăng Long là một Chi nhánh mạnh về bán lẻ và là Chi nhánh kiểu mẫu của hệ thống.
103
KẾT LUẬN
Với mục đích nghiên cứu của luận văn là nêu xu hƣớng phát triển của Ngân hàng bán lẻ đồng thời phân tích đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp cụ thể cùng các khuyến nghị nhằm giúp BIDV – Chi nhánh Thăng Long phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ từ đó nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV – Chi nhánh Thăng Long trong tiến trình hội nhập, luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung cơ bản sau:
Một là: Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ Ngân hàng bán lẻ qua các khái niệm, đặc điểm, vai trò và các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cụ thể. Đồng thời luận văn cũng đƣa ra khái niệm và những luận cứ về sự cần thiết phải phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Bên cạnh đó luận văn đi vào phân tích những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của NHTM để thấy đƣợc tầm quan trọng của từng nhân tố đối với dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và quan điểm phát triển Ngân hàng bán lẻ trong kinh doanh Ngân hàng đƣợc tác giả nghiên cứu. Các tiêu chí phản ánh phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cũng đƣợc tác giả phân tích ở 2 khía cạnh chỉ tiêu định tính và định lƣợng. Ngoài ra chƣơng 1 luận văn cũng trình bày quá trình phát triển Ngân hàng bán lẻ của các Ngân hàng trên thế giới. Và sau cùng là bài học kinh nhiệm đƣợc rút ra trong việc phát triển Ngân hàng bán lẻ cho các NHTM nói chung và BIDV nói riêng.
Hai là: Luận án giới thiệu chung về BIDV và BIDV Chi nhánh Thăng Long, phân tích đặc điểm hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thăng Long, những yếu tố phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Thăng Long. Đồng thời nêu ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011-2013. Sau đó luận văn đi vào phân tích thực trạng hoạt động và phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của BIDV giai đoạn 2011-2013. Thông qua phân tích thực trạng hoạt động và phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, tác giả đã ghi nhận những kết quả mà BIDV – Chi nhánh Thăng Long đã đạt đƣợc sau một thời gian dài đổi mới và phát triển sang định hƣớng phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Đồng thời, luận văn cũng nêu lên những tồn tại cần khắc phục trong phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của BIDV Thăng Long. Những tồn tại đó có nguyên nhân chủ quan và khách quan xuất phát từ BIDV Thăng Long. Những nguyên nhân này là cơ sở cho định hƣớng, chiến lƣợc và giải pháp cụ thể ở chƣơng 3 để
104
pháttriển dịch vụ ngân hàng Bán lẻ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong giai đoạn hội nhập.
Ba là: Để có cơ sở đƣa ra các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng Bán lẻ luận văn đã trình bày định hƣớng phát triển của ngành Ngân hàng và định hƣớng phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của BIDV Thăng Long. Dựa vào những tồn tại đã đƣợc phân tích ở chƣơng 2, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại BIDV. Đồng thời đƣa ra các kiến nghị với Ngân hàng BIDV, NHNN tạo điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng.
Khi những giải pháp nêu trên đƣợc triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình hợp lý, vững chắc sẽ góp phần hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động Ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng, nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chất lƣợng nguồn nhân lực, góp phần phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ từ đó đƣa BIDV Chi nhánh Thăng Long ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững trong nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa.
105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Viê ̣t:
1. BIDV (2009 – 2013), Báo cáo tài chính, Báo cáo đánh giá, đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động theo TA2 của BIDV tháng 1/2012, Tài liệu Hội nghị cán bộ chủ chốt, Tài liệu Hội nghị ngân hàng bán lẻ, Lịch sử ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Xây dựng mô hình mô hình liên kết và hợp tác chiến lược của các NHTM Việt Nam để năng cao năng lực cạnh tranh và phát triển khi gia nhập WTO, Đề tài công nghệ và khoa học cấp bộ.
3. Nguyễn Quốc Đạt (2010),Hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội, luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Frederic S.Mishkin – Nguyễn Văn Ngọc chủ biên (2008),Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Mạc Quang Huy (2010), Ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê.
6. Nguyễn Xuân Nghĩa (2010),Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO: Trường hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Đào Lê Kiều Oanh (2012),Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận văn tiến sỹ, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
8. Peter Rose (2000), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
9. Nguyễn Thanh Phong (2011),Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
10.Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB đại học Kinh tế quốc dân.
11.S rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại commercial bank management, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
106 Các Website : 12. http:// www.asianbanker.com 13. http:// www.bankers.org.vn 14. http:// www.bidv.com.vn 15. http:// www.Blomberg.com 16. http:// www.capgemini.com 17. http:// www.gso.com.vn 18. http:// www.sbv.gov.vn 19. http:// www.vnba.org.vn 20. http:// www.vneconomy.vn 21. http:// www.worldbank.org