Tiêu chí đánh giá Ngân hàngbán lẻ

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi Nhánh Thăng Long (Trang 30)

 Thị phần bán lẻ của Ngân hàng

Thị phần bán lẻ Ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu từ dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng này so với tổng doanh thu từ hoạt động bán lẻ của tất cả các Ngân hàng khác trên thị trƣờng tài chính. Đó chính là thị phần Ngân hàng đó nắm giữ đƣợc trên thị trƣờng. Đối với thị trƣờng Ngân hàng bán lẻ, thị phần của một Ngân hàng thể hiển thông qua số lƣợng khách hàng mà Ngân hàng đó đang quan hệ, hay tổng quy mô của mỗi sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng đó cung cấp. Thị phần này một mặt thể hiện sức cạnh tranh của Ngân hàng vì thị phần lớn chứng tỏ năng lực bán lẻ và vị trí thống lĩnh của Ngân hàng trên thị trƣờng cao. Mặt khác nó đánh giá chất lƣợng bán lẻ vì chất lƣợng cao thu hút nhiều khách hàng, tạo doanh thu cao hơn so với Ngân hàng khác.

Việc tham gia thị trƣờng bán lẻ đòi hỏi các Ngân hàng phải có tiềm lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực lớn. Trong khi đó, những nguồn lực này của mỗi Ngân hàng là có hạn cho nên một Ngân hàng không thể cùng một lúc theo đuổi tất cả các dịch vụ bán lẻ với tất cả các khách hàng tiềm năng của mình. Chính vì vậy, các nhà quản trị NHTMCP đã phải dựa trên các nghiên cứu thị trƣờng, cân nhắc điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng mình và tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng Ngân hàng bán lẻ,từ đó xác định khả năng của Ngân hàng mình mà đƣa ra thứ tự ƣu tiên trong danh sách các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, đồng thời xác định đoạn thị trƣờng mục tiêu phù hợp với năng lực của Ngân hàng để khai thác và tập trung mọi nguồn lực vào đó để khẳng định vị thế của Ngân hàng trên thị trƣờng cũng nhƣ tập trung nâng cao chất lƣợng dịch vụ của Ngân hàng mình. Vì vậy, thực tế cho thấy một Ngân hàng có thể chiếm lĩnh thị trƣờng trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ bán lẻ này nhƣng lại có thị phần về dịch vụ bán lẻ khác thấp hơn các Ngân hàng cạnh tranh khác.

22

Hiện nay, các ngân hàng trong nƣớc chiếm khoảng 90% thị phần trên thị trƣờng bán lẻ tại Việt Nam. Trong đó chủ yếu tập trung vào 12 NHTMCP Việt Nam lớn. Tuy nhiên, các Ngân hàng nƣớc ngoài đang nhanhchóng trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trƣờng Ngân hàng bán lẻ bằng cách cung cấp các dịch vụ với công nghệ cao, mà trong nƣớc các Ngân hàng không có.

 Phát triển dịch vụ mới và tính đa dạng của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

- Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới là một yêu cầu tăng trƣởng liên tục và tạo ra lợi nhuận cho mọi doanh nghiệp kể cả các Ngân hàng thƣơng mại. Trƣớc những yêu cầu và sự thay đổi ngày càng nhanh và mạnh trong lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, đã làm cho hoạt động phát triển những sản phẩm hay dịch vụ mới trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của các Ngân hàng thƣơng mại. Nguyên nhân và cơ hội để phát triển sản phẩm hay dịch vụ Ngân hàng mới có thể xuất phát từ việc Nhà nƣớc tích cực thúc đẩy sự phát triển ngành Ngân hàng thông qua việc nới lỏng các luật lệ, xuất phát từ việc tháo bỏ các rào cản nhập ngành, đổi mới công nghệ cũng nhƣ có thể do sự phát triển của thị trƣờng cũng nhƣ những nhu cầu mới phát sinh ngày càng nhiều và ngày càng đòi hỏi cao từ phía khách hàng.

- Một sản phẩm, dịch vụ mới cơ bản đáp ứng các nhu cầu khách hàng hiện chƣa

đƣợc các Ngân hàng thỏa mãn nhƣng chúng ta cần lƣu ý rằng một phần quan trọng nếu không muốn nói là tất cả các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới đƣợc phát triển gần đây chủ yếu là nhằm vào việc tạo ra các cơ hội cho khách hàng trên thị trƣờng dịch vụ Ngân hàng có thể tiếp cận dễ dàng hơn, mức độ tham gia của khách hàng vào quá trình cung ứng dịch vụ Ngân hàng ít và đơn giản, trình độ công nghệ hiện đại, tốc độ xử lý nhanh, mức độ chính xác cao, hiệu quả, thái độ phục vụ tốt, đem lại cho khách hàng một tập hợp những giá trị và lợi ích lớn.

- Hệ thống kênh phân phối:

Một Ngân hàng đƣợc đánh giá là có thể đáp ứng đƣợc đầy đủ các dịch vụ bán lẻ của mình đến tận tay ngƣời tiêu dùng hay không thông qua hệ thống phân phối dịch vụ của Ngân hàng đó. Bởi sản phẩm nhiều, chất lƣợng tốt nhƣng khách hàng không biết đến hoặc không hiểu cách sử dụng, không thấy đƣợc tiện ích mà dịch vụ ấy đem lại cho mình thì cũng sẽ không lựa chọn.

23

Hệ thống các chi nhánh là kênh phân phối quan trọng nhất trong việc tiếp xúc với các khách hàng của Ngân hàng. Trong đó, hệ thống các chi nhánh rộng khắp và hiệu quả sẽ giúp đem về lợi nhuận đáng kể cho các Ngân hàng. Nhờ vào vị trí và hệ thống thanh toán thuận lợi của các chi nhánh, các Ngân hàng thu hút đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi khá lớn trong dân chúng để quay trở lại phục vụ ngồn vốn lƣu thông, đồng thời cũng dễ dàng cung cấp các dịch vụ gắn liền với cho vay và các loại dịch vụ phụ trợ khác. Do khách hàng của hoạt động dịch vụ NHBL là dân cƣ có địa bàn cƣ trú rải rác nên để mở rộng hoạt động, số lƣợng các chi nhánh của các Ngân hàng vẫn không ngừng tăng lên.

Bên cạnh việc phát triển hệ thống các Chi nhánh cấp 1, cấp 2, phòng giao dịch...., các Ngân hàng còn tập trung phát triển kênh phân phối hiện đại bao gồm những Ngân hàng ảo nhƣ Internet banking, phone banking, hệ thống máy ATM, POS...Những hệ thống phân phối này có vai trò tích cực trong việc giúp các nhà quản trị Ngân hàng nắm bắt đƣợc những nhu cầu khách hàng để Ngân hàng có thể chủ động cải tiến, hoàn thiện dịch vụ của mình. Tuy nhiên việc bố trí, phối hợp các hệ thống phân phối này sao cho nó hiệu quả là một vấn đề mang tính chiến lƣợc mà các Ngân hàng phải quan tâm cân nhắc. Nó phải phù hợp với chính sách bán lẻ của Ngân hàng, tức là thùy thuộc vào thị trƣờng mục tiêu, đối tƣợng khách hàng, đặc điểm của địa bàn mà Ngân hàng hoạt động.

- Thu nhập từ hoạt động bán lẻ:

Tất cả các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trƣớc hết phải xuất phát từ lợi ích của khách hàng nhƣng cuối cùng cũng nhằm mục đích chính là đem lại lợi nhuận thực tế cho Ngân hàng. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động bán lẻ vào tổng lợi nhuận trong hoạt động của Ngân hàng cũng giống nhƣ chỉ tiêu số lƣợng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó cho thấy sự chuyên nghiệp và thế mạnh trong việc cung cấp dịch vụ bán lẻ Ngân hàng, thể hiện sự phát triển của sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng.

Ngoài những tiêu chí trên thì còn rất nhiều tiêu chí để đánh giá một Ngân hàng bán lẻ nhƣ giá trị thƣơng hiệu, hiệu quả tài chính, tính bền vững của nguồn thu, năng lực bán hàng....Theo tổ chức Asia Banking, một Ngân hàng đƣợc gọi là Ngân hàng bán lẻ thành công khi đáp ứng đƣợc các tiêu chí nhƣ sau:

24

Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá một Ngân hàng bán lẻ

Tiêu chí Trọng số

Giá trị thƣơng hiệu 7%

Hiệu quả tài chính 20%

Tính bền vững của nguồn thu 12%

Năng lực bán hàng 10%

Tính minh bạch của chiến lƣợc 3%

Quản trị rủi ro 20%

Quy trình vận hành công nghệ và hiệu quả 10%

Khả năng thâm nhập thị trƣờng của kênh phân phối 10%

Kỹ năng của cán bộ 5%

Đạo đức ngân hàng 3%

(Nguồn: thesasianbanker.com) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi Nhánh Thăng Long (Trang 30)