Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công của Châu Âu năm 2010 đã đẩy nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái và một loạt các định chế tài chính trở nên mong manh hơn bao giờ hết đặc biệt là các Ngân hàng Đầu tƣ. Sự yếu kém và dễ đổ vỡ của ngành Ngân hàng sau cuộc khủng hoảng đã dấy lên yêu cầu cấp bách chấm dứt những thập niên gỡ bỏ các quy định theo thông lệ của Ngân hàng và thiết lập những chuẩn mực nghiêm ngặt hơn cho một hệ thống toàn cầu an toàn hơn. Ngân hàng Trung Ƣơng các nƣớc đã sử dụng hoàng loạt các biện pháp nhằm cơ cầu lại hệ thống tài chính toàn cầu, tăng khả năng chống chịu rủi ro của các Ngân hàng.
Quản lý chặt chẽ hơn về các sản phẩm phái sinh, hoạt động của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm ví dụ nhƣ Mỹ đã ban hành đạo luật Dodd-Frank tháng 7/2010 đạo luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng và cải cách phố Wall. Đạo luật Dodd-Frank đã xây dựng các chuẩn mực cẩn trọng và toàn diện hơn để giám sát các tổ chức tài chính để tránh những trƣờng hợp quá lớn để sụp đổ trong tƣơng lai.
Tập trung hơn vào quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro. Hiệp ƣớc Basel III ra đời đã đặt ra khung tiêu chuẩn toàn cầu để giải quyết yêu cầu cấp bách cho một thị trƣờng tài chính an toàn hơn. Việc áp dụng đúng hiệp ƣớc Basel III sẽ tăng cƣờng tính
25
minh bạch, khả năng có thể so sánh và nền tảng tài chính bền vững cho Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên khắp thế giới.
Tiếp tục xu hƣớng sáp nhập và mua lại tại các thị trƣờng tài chính để cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém có thể ảnh hƣởng đến hệ thống tài chính Ngân hàng.
Các nƣớc mới nổi tập trung nhiều hơn vào nội địa và chính sách tỷ giá linh hoạt hơn; nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng và việc làm.
Các Ngân hàng ứng dụng công nghệ tăng tiện ích cho khách hàng, giảm chi phí và tăng kiểm soát rủi ro đi kèm với nó là tập trung nhiều hơn vào Ngân hàng bán lẻ.