1.4.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:
1.4.1.1Chỉ tiêu vòng quay tài sản: (VTS)
Doanh thu thuần
VTS =
Tổng Tài Sản
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh, phản ánh hiệu quả các tài sản được đầu tư hay còn gọi là khả năng sinh lời của đầu tư ( ROI: Return On Investment).
1.4.1.2 Chỉ tiêu doanh lợi thu nhập: (ROS)
Lợi Nhuận Sau Thuế
ROS =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trên doanh thu sau khi đã bù đắp tất cả các chi phí và đóng thuế, cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá được sự quản lý chi phí sản xuất và chính sách định giá của ngân hàng.
1.4.1.3Chỉ tiêu doanh lợi tài sản: (ROA)
Lợi Nhuận Sau Thuế
ROA =
Tổng Tài Sản
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh, phản ánh hiệu quả các tài sản được đầu tư hay còn gọi là khả năng sinh lời của đầu tư ( ROI: Return On Investment).
1.4.1.4Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có: (ROE)
Lợi Nhuận Sau Thuế
ROE =
Vốn tự có
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.
1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng:
1.4.2.1 Dư nợ:
Dư nợ là tổng số tiền đã cho vay còn lại của ngân hàng sau khi khách hàng đã trả nợ. Để đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng người ta thường sử dụng các chỉ tiêu về dư nợ sau đây:
Dư nợ/ Tổng nguồn vốn ( % )
- Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng.
- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại là ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng.
Dư nợ/ Vốn huy động ( % )
- Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng.
- Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt.
Vòng quay vốn tín dụng D (vòng)
[ trong đó dư nợ bình quân trong kỳ = ( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ ) / 2 ] - Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
1.4.2.2 Nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là khoản nợ vay của khách hàng đã đến thời hạn trả nợ nhưng vẫn chưa được trả cho ngân hàng. Nợ quá hạn được đánh giá, xem xét qua các chỉ tiêu sau:
Hệ số thu nợ (%)
- Hệ số thu nợ (%) = (Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay) x 100%
- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. - Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.
- Tỉ lệ này càng cao càng tốt.
TL nợ quá hạn ( % )
- Tỉ lệ nợ quá hạn ( % ) = ( Nợ quá hạn / Tổng số dư nợ) x 100%
- Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay.
- Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
- Tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém, và ngược lại.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HAØNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á
– PHÒNG GIAO DỊCH QUẬN 2 – 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HAØNG NAM Á:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Nam Á (ngân hàng Nam Á) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0026/NH – GB ngày 22 tháng 08 năm 1992 do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 463/CP – UP ngày 01 tháng 09 năm 1992 do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố cấp và được chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 21/10/1992. Hình thành từ ba đơn vị tiền thân đó là Hợp tác xã tín dụng Thị Nghè, Tân Định và An Đông. Ngân hàng Nam Á là một trong những Ngân Hàng TMCP đầu tiên được thành lập sau khi pháp lệnh về ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới kinh tế.
Từ những ngày đầu hoạt động, ngân hàng Nam Á chỉ có ba chi nhánh với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, ngân hàng Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, năm 2009 ngân hàng Nam Á chính thức tăng vốn điều lệ lên 1.253 tỷ đồng có mạng lưới gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước. Với số lượng cán bộ nhân viên tăng lên đến 890 người. Phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình, được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao.
Năm 2009, lợi nhuận trước thuế đạt 74 tỷ đồng tăng 58 tỷ đồng so với năm
2008, thực hiện được 47,5% so với kế hoạch, tổng tài sản tăng 85,1% so với năm
năm, dư nợ cho vay vượt 68,01% so với kế hoạch đạt gần 6.300 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt hơn 1.252 tỷ đồng.
Những năm gần đây, ngân hàng Nam Á được biết đến là một trong những ngân hàng TMCP phát triển ổn định, bền vững, có chất lượng tín dụng thuộc loại tốt và được ngân hàng Nhà Nước đánh giá, xếp loại A trong nhiều năm liền. Ngân hàng Nam Á là một trong những số ít ngân hàng tại Việt Nam được ngân hàng Thế Giới chọn để thực hiện Dự án Tài chính Nông thôn II từ năm 2002.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động và mạng lưới hoạt động:
• Mạng lưới hoạt động của Ngân Hàng Nam Á:
Gồm 1 Hội Sở chính tại 97 Bis Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM và 17 Chi Nhánh, 35 PGD.
2.1.3 Hệ thống các loại sản phẩm tại Ngân Hàng Nam Á:
Sản phẩm của Nam Á được thiết kế thành hai phân nhóm chính đó là nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
2.1.3.1 Sản phẩm dành cho cá nhân:
- Dịch vụ tài khoản: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ.
- Dịch vụ cho vay: Cho vay tiêu dùng; Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Cho vay hỗ trợ du học; Cho vay hợp tác lao động nước ngoài; Cho vay trả góp mua xe; Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà, mua nhà và nền nhà; Cho vay mua cổ phiếu; Cho vay chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá; Cho vay trong “Dự án tài chính Nông Thôn II”
- Các dịch vụ khác: Như dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ bảo lãnh; Dịch vụ nhận,
chuyển tiền…
2.1.3.2 Sản phẩm dành cho doanh nghiệp:
- Dịch vụ tài khoản: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ.
- Dịch vụ cho vay: Cho vay bổ sung vốn lưu động; Cho vay đầu tư mua sắm
trang thiết bị.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Thanh toán hàng xuất, nhập khẩu bằng phương
thức nhờ thu hoặc L/C.
- Các dịch vụ khác: Như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ bảo lãnh…
2.2 VAØI NÉT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH QUẬN 2: 2.2.1 Bối cảnh thành lập:
Năm 2007 được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu 15 năm xây dựng và phát triển của ngân hàng Nam Á. Cùng thời điểm đó, Quận 2 theo quy hoạch là
trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp… mang tầm chiến lược trong sự phát triển hiện đại của TP.HCM trong tương lai gần. Nhận thấy Phường Bình Trưng Tây Quận 2 là khu vực kinh tế năng động, với mật độ dân cư đông đúc, là khu vực có nhiều cơ hội phát triển. Vì vậy, nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn là khá lớn. Phát hiện ra thị trường vốn đầy tiềm năng này, ngân hàng Nam Á lựa chọn mở thêm một PGD tại đây. Việc mở rộng này hoàn toàn nằm trong kế hoạch phát triển mạng lưới, tăng cường khả năng huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, củng cố sự phát triển bền vững và lâu dài của ngân hàng.
Ngày 25/07/2007 ngân hàng Nam Á chính thức quyết định đưa PGD Quận 2 vào hoạt động theo quyết định thành lập số 158/2007/QĐQT-NHNA do ngân hàng Nam Á cấp ngày 31/05/2007 và hoạt động theo giấy ủy quyền số 12/2007/UQ- NHNA ngày 02/01/2007 với số lượng nhân viên là 15 người. Với việc khai trương PGD này, mạng lưới giao dịch của ngân hàng Nam Á được nâng lên 39 địa điểm giao dịch trên toàn quốc.
Ban đầu, PGD được giao dịch với tên: ngân hàng Nam Á – chi nhánh Văn Thánh – PGD Quận 2. Sau này, vì nhiều lý do, ngày 10-06-2009 Hội Đồng Quản Trị quyết định đổi tên PGD Quận 2 trực thuộc ngân hàng Nam Á – chi nhánh Thị Nghè.
Đến nay, PGD Quận 2 là một trong bốn PGD (PGD Quận 2, PGD Văn Thánh, PGD Bà Chiểu, PGD Gò Vấp) trực thuộc và chịu sự quản lý của chi nhánh Thị Nghè – Ngân Hàng Nam Á.
Tên giao dịch: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á – Chi Nhánh Thị Nghè – Phòng Giao Dịch Quận 2.
Tên gọi tắt: Ngân Hàng Nam Á – PGD Quận 2.
Điện thoại: 08.37 436 093 – 08.37 437 214 Fax: 08.37 436 094
Website: www.nab.com.vn
Email: cn.quan2@nab.com.vn
2.2.2 Sơ đồ tổ chức – Chức năng các phòng ban, bộ phận:
2.2.2.1 Sơ đồ tổ chức:
2.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận:
- Trưởng phòng: Là người có thẩm quyền quyết định cao nhất tại PGD, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của PGD, quản lý tài sản và nhân sự theo quy định của ngân hàng Nam Á và ngân hàng Nhà Nước. Trưởng phòng cũng chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận thuộc PGD.
- Phó trưởng phòng: Phụ giúp trưởng phòng trong các công việc của PGD. Điều hành PGD khi trưởng phòng vắng mặt và thực hiện các nhiệm vụ do trưởng phòng chỉ đạo.
- Bộ phận Kế Toán: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan quy trình thanh toán
tiền mặt, thanh toán bù trừ, mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản phải thu – chi trong ngày để xác định vốn huy động của PGD.
TRƯỞNG PHÒNG
P.TRƯỞNG PHÒNG
- Bộ phận Ngân Quỹ: Quản lý và điều hành kho quỹ tuyệt đối an toàn, quản lý lưu trữ chứng từ có giá, hồ sơ bản chính, giấy tờ sở hữu của tài sản thế chấp…
- Bộ phận Tín Dụng: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác kinh
doanh tín dụng của PGD theo định kỳ hoặc theo sự chỉ đạo của Trưởng Phòng, trực tiếp cấp phát tín dụng: cho vay, cầm cố, chiết khấu, bảo lãnh nội địa và các loại hình kinh doanh dịch vụ ngân hàng khác.
2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh:
2.2.3.1 Những thuận lợi:
- Ngân hàng Nam Á – PGD Quận 2 tọa lạc tại đường Nguyễn Duy Trinh, gần chợ Bình Trưng, là một trong những khu vực tập trung dân cư đông đúc, nhộn nhịp nhất Quận 2, có nhiều tổ chức buôn bán lớn nhỏ, sản xuất kinh doanh cá thể cũng như các loại hình dịch vụ, giải trí. Tiếp giáp với đường giao thông vào cảng Cát Lái – trong tương lai sẽ là cảng container hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, là cửa ngõ xuất nhập khẩu quan trọng của TP.HCM cũng như khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Với nhiều dự án xây dựng khu dân cư, khu đô thị phát triển, không những các doanh nghiệp trong nước mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại đây. Vì thế nhu cầu về vốn tại địa phương là rất lớn. Với tốc độ tăng trưởng về quy mô cũng như chất lượng như hiện nay, ngân hàng Nam Á hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng tại đây.
- Ngân hàng Nam Á vừa triển khai thành công hệ thống Core – Banking Flexcube và đã được đưa vào hoạt động trên tất cả các CN/PGD trong toàn
hệ thống. Sự kiện này cho phép ngân hàng Nam Á đánh dấu một bước phát triển và thành công trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Qua đó tạo tiền đề cho PGD phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, các quy trình nghiệp vụ cũng được xử lý nhanh chóng và thông suốt hơn qua cơ chế quản lý tập trung.
- Ngân hàng Nam Á cũng đã thành lập Công ty chứng khoán trực thuộc, hạch toán độc lập và do ngân hàng Nam Á cấp vốn điều lệ 100%. Sự kiện này cho thấy ngân hàng đang nỗ lực đưa cổ phiếu của mình lên thị trường tập trung. Dù hiện tại chỉ đang giao dịch trên thị trường OTC với mã giao dịch NAB, nhưng trong tương lai hứa hẹn sẽ tạo được tiếng vang trên thị trường chứng khoán. Điều này cũng góp phần đáng kể trong việc thu hút khách hàng đến với ngân hàng Nam Á – PGD Quận 2.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ được đào tạo chính quy, rất năng động, ham học hỏi, có chí cầu tiến và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Không chỉ tích cực trong công việc, nhân viên PGD cũng tham gia rất tích cực các hoạt động tập thể.
2.2.3.2 Những khó khăn:
- PGD Quận 2 chỉ mới thành lập hơn hai năm nên không có nhiều mối quan hệ khách hàng như những ngân hàng khác trong cùng khu vực. Việc tìm kiếm và thu hút khách hàng cũng như duy trì những mối quan hệ này cần rất nhiều thời gian.
- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của PGD không cao, điều này có liên quan đến mức chênh lệch lãi suất giữa PGD và các NHTM khác. Tuy đã cố gắng áp dụng nhiều hình thức ưu đãi khác để thu hút nguồn vốn như chương trình tiết kiệm dự thưởng, lãi suất thỏa thuận… nhưng vẫn chưa đưa
tốc độ tăng trưởng lên cao để đáp ứng nhu cầu cho vay. Vì vậy PGD chỉ giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối.
- Mặc dù trong thời gian qua, PGD đã mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng song lượng khách hàng đến với PGD vẫn còn hạn chế và không có nhiều khách hàng tiềm năng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả tín dụng cũng như phân tán rủi ro, PGD cần tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới có uy tín để tạo thêm nguồn thu cho ngân hàng.
- Tuy đã tạo dựng được một vị trí nhất định, một thị phần riêng của mình nhưng khi đối mặt với nhiều ngân hàng bạn đang ngày càng mở rộng quy mô trên cùng địa bàn, PGD Quận 2 không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt. Mà chính sách tiếp thị, quảng cáo thương hiệu cũng như những phương pháp tìm kiếm, thu hút khách hàng cũng chưa được chú trọng, quan tâm đầu tư đúng mức nên mặc dù là thương hiệu có nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa được nhiều người trên địa bàn Quận 2 biết đến.
- Lực lượng nhân viên tín dụng nói riêng và đội ngũ nhân viên nói chung còn ít về số lượng và rất trẻ, nên phải kiêm nhiệm nhiều việc, chưa có sự phân công trong công tác nên hiệu quả làm việc chưa cao. Chưa đáp ứng kịp nhu cầu đổi mới của ngân hàng nên cần một thời gian nhất định để đào tạo theo