Marketing ngân hàng mặc dù đã được đề cập từ rất lâu nhưng cho đến những năm 60 marketing ngân hàng mới được tiếp cận và ứng dụng. Ở Việt Nam, việc làm quen với marketing ngân hàng còn diễn ra muộn hơn, khoảng những năm cuối của thập niên 80, và cho tới nay hiệu quả của việc ứng dụng marketing ngân hàng còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuếch trương, còn các hoạt động chủ yếu có ý nghĩa quyết định thành công trong thực hành marketing như: nghiên cứu khách hàng, định vị hình ảnh, nâng cấp về chất lượng dịch vụ ngân hàng còn rất mờ nhạt và hạn chế.
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đặc biệt là trước sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài thì các ngân hàng Việt Nam trong đó có ngân hàng Nam A,Ù cần đưa marketing thâm nhập vào ngân hàng và phát huy tối đa tác dụng của nó.
Trước tiên ngân hàng cần định hướng cho nhân viên về tư duy kinh doanh mới, lấy quan điểm marketing làm phương châm chủ đạo nhằm thu hút khách hàng mới và duy trì quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ. Vì sản phẩm của ngân hàng là một loại hàng hóa đặc biệt nên phương thức marketing phải sáng tạo và mang những nét riêng để tạo ấn tượng với khách hàng.
Chủ động đến với khách hàng, chủ động đặt quan hệ tín dụng chứ không ngồi chờ khách hàng đến xin vay, tìm hiểu nhu cầu của họ và có mặt kịp thời vào
thời điểm khách hàng đang phân vân lựa chọn. Đây là thời điểm tiếp thị rất hiệu quả cho cả khách hàng cũ và khách hàng mới giao dịch lần đầu vì nếu đã có thông tin trước về khách hàng thì ngân hàng sẽ tránh được sự phân tán vào thông tin do khách hàng cung cấp.
Bên cạnh đó, cần tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo qua truyền hình, báo, đài, tạp chí… để thông tin sản phẩm ngân hàng sớm đến được với khách hàng thông qua những kịch bản có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung cũng như hình thức, qua những slogan, mẫu biểu ấn tượng tạo được sự khác biệt với đối thủ.
Thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu, gặp gỡ giữa ngân hàng với khách hàng lớn nhằm tạo thêm sự gần gũi, thân thiện và tin tưởng lẫn nhau. Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, hội nghị khách hàng nhằm thu thập ý kiến của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với khách hàng. Từ những cố gắng này, ngân hàng đã gián tiếp thực hiện việc tiếp thị để khách hàng giới thiệu cho người thân, bạn bè, đối tác về ngân hàng.
Đối với nhân viên tín dụng cũng như toàn thể nhân viên cần tích cực thu hút khách hàng bằng thái độ tôn trọng, niềm nở trong giao tiếp. Đối với nhân viên cấp xét tín dụng cần nhận thức rằng khách hàng cần mình và mình cần khách hàng. Nhận thức tiến bộ này sẽ giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, góp phần tăng doanh thu tạo lợi nhuận cho khách hàng cũng như ngân hàng.
Tóm lại, trên đây là những giải pháp chủ yếu nhất và đều đóng một vai trò nhất định trong mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay cá nhân cũng như đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngân hàng Nam Á – PGD Quận 2. Vì vậy ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ, đầu tư thích đáng cho từng lĩnh vực để đạt được kết quả tốt nhất.