So sánh tình hình cho vay tại PGD Quậ n2 và PGD Văn Thánh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Nam Á Phòng giao dịch quận 2 (Trang 59)

Bảng số 11: Phân tích tình hình cho vay tại 2 PGD

Đơn vị: triệu đồng PGD Quận 2 PGD Văn Thánh Chỉ tiêu

2008 2009 2008 2009

Tổng Lợi Nhuận Sau Thuế -262 179 -312 145

Tổng Dư Nợ 32.355 53.258 29.557 40.421

Tổng Nợ Quá Hạn 150 310 200 500

PGD Quận 2 và PGD Văn Thánh đều thuộc chi nhánh Thị Nghè – Ngân hàng Nam Á, tuy cả hai đều còn trong giai đoạn ổn định để phát triển nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của hai PGD này có những biến chuyển không đồng đều. Trước hết ta xét đến lợi nhuận sau thuế: trong năm 2008, cả hai PGD đều lỗ sang năm 2009 thì đã có lời nhưng mức lời không cao. Ở PGD Quận 2 lời 179 triệu đồng trong khi PGD Văn Thánh chỉ có 145 triệu đồng. Chỉ số này cho thấy kết quả hoạt động của hai PGD đều không hiệu quả nhiều do chi phí hoạt động của hai PGD đều ở mức cao, ngân hàng cần xem xét lại việc quản lý chi phí.

Về tổng dư nợ cho vay: hai năm qua PGD Quận 2 luôn có dư nợ lớn hơn PGD Văn Thánh. Có thể thấy địa bàn Văn Thánh là khu vực nhộn nhịp và phát triển nhanh hơn khu vực hoạt động của Quận 2. Các tiểu thương, các doanh nghiệp tại Văn Thánh có số lượng cũng như quy mô hoạt động lớn hơn nhiều so với Quận 2. Vì vậy với dư nợ năm 2009 ở mức 53.258 triệu đồng thì PGD Văn Thánh vẫn chưa đạt được hiệu quả cho vay tối ưu, cần có biện pháp tiếp cận khách hàng tốt hơn nữa.

Theo Bảng Xếp Hạng kết quả kinh doanh tháng 12/2009 các PGD của ngân hàng Nam Á thì PGD Quận 2 đứng thứ 17 về lợi nhuận trong tổng số 35 PGD, PGD Văn Thánh đứng thứ 20. Về dư nợ cho vay thì PGD Quận 2 xếp hạng 11 và PGD Văn Thánh 14. Dư nợ của PGD Quận 2 tương đối khá so với PGD Văn Thánh nhưng tỷ lệ nợ quá hạn tại Quận 2 lại thấp hơn. So với toàn hệ thống, việc kiểm soát nợ quá hạn tại PGD Quận 2 cũng thuộc hạng tốt, tỷ lệ nợ quá hạn tại PGD Quận 2 chỉ dao động từ 0,3 – 0,4%. Ở PGD Văn Thánh tỷ lệ này cao hơn ở 0,9 – 1%.

3.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nam Á – PGD Quận 2:

Như chúng ta đã biết, chất lượng hoạt động thể hiện ở sự hài lòng của khách hàng khi đến với ngân hàng. Tuy không đưa ra những chỉ tiêu cụ thể nhưng thông qua giao dịch của khách hàng với ngân hàng hàng ngày sẽ nhận thấy hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng. Biết được những phản ứng của khách hàng trong chiến lược khách hàng và chiến lược phát triển ngân hàng nên tìm hiểu để có những điều chỉnh cho phù hợp mở đường tiến tới những mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, để có cơ sở vững chắc đưa ra những giải pháp phát triển hợp lý một nội dung quan trọng mà ngân hàng không thể bỏ qua đó là đánh giá chất lượng công tác thông qua việc tính toán các chỉ tiêu. Tuỳ theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

3.2.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:

3.2.1.1Chỉ tiêu vòng quay tài sản: (VTS)

1.517.000.000 VTS 2008 = = 0,011 (lần) 130.223.900.000 2.404.000.000 VTS 2009 = = 0,016 (lần) 150.250.000.000

Vòng quay tài sản cả hai năm đều ở mức thấp. Vòng quay tài sản năm 2009 có tăng so với năm 2008 nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng không cao. Nên PGD cần cải thiện tình hình sử dụng tài sản của mình.

3.2.1.2Chỉ tiêu doanh lợi thu nhập: (ROS) -262.000.000 ROS 2008 = = -17,3% 1.517.000.000 178.750.000 ROS 2009 = = 7,4% 2.404.000.000

Mức lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập năm 2008 thấp hơn nhiều so với năm 2009 là do tốc độ tăng của thu nhập năm 2008 không theo kịp tốc độ tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh. Điều này đáng được ngân hàng quan tâm. Nguyên nhân của trường hợp này là do việc kiểm soát chi phí của PGD còn nhiều khiếm khuyết và chưa hiệu quả. Thêm vào đó chi phí huy động cũng rất cao. Do đó ngân hàng cần có chính sách huy động kịp thời và hiệu quả nhằm giảm chi phí xuống thấp.

3.2.1.3Chỉ tiêu doanh lợi tài sản: (ROA)

-262.000.000 ROA 2008 = = - 0,2% 130.223.900.000 178.750.000 ROA 2009 = = 0,12% 150.250.000.000

Doanh lợi tài sản cả hai năm đều rất thấp. Doanh lợi tài sản năm 2009 có tăng so với năm 2008 nhưng cũng còn mức thấp, cho thấy hiệu quả việc sử dụng tài sản của ngân hàng vẫn chưa được cải thiện nhiều. Điều này có thể chứng minh rõ hơn qua tỷ số ROS năm 2009 thấp nghĩa là khả năng sinh lời của PGD rất thấp và việc tổ chức sử dụng tài sản của ngân hàng cũng chưa đạt yêu cầu.

3.2.1.4Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có: (ROE) -262.000.000 ROE 2008 = = -57,18% 458.200.000 178.750.000 ROE 2009 = = 26% 592.900.000

Doanh lợi vốn tự có nhìn chung cả hai năm đều ở mức thấp cho thấy mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu không cao. Doanh lợi vốn tự có năm 2009 đã được nâng cao so với năm 2008 cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn của PGD có tăng lên. Ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

Nhận xét tổng quát:

Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập (doanh thu) thấp, chứng tỏ chi phí hoạt động kinh doanh quá cao. Bên cạnh đó thì vòng quay tài sản cũng thấp gây ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của PGD thể hiện qua chỉ tiêu doanh lợi tài sản và doanh lợi vốn tự có.

Vậy khi hoạch định kế hoạch tài chính cho những năm sau, ngân hàng cần thận trọng trước những đề nghị đầu tư thêm vào tài sản cố định và vấn đề nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tăng cường huy động vốn bên ngoài nhằm giảm chi phí là đáng coi trọng.

3.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động cho vay cá nhân:

3.2.2.1 Dư nợ:

Dư nợ cá nhân/ Tổng Nguồn Vốn (%)

Dư nợ cá nhân 30.643.000.000

2008 = = 23,5%

Dư nợ cá nhân 48.654.000.000

2009 = = 32,4%

Tổng nguồn vốn 150.250.000.000

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ tập trung vốn tín dụng của PGD vẫn chỉ ở mức trung bình. Việc thu hút khách hàng còn nhiều khó khăn, thu nhập từ tín dụng vẫn chưa bù đắp đủ các chi phí của PGD.

Dư nợ/ Vốn huy động ( % ) Dư nợ cá nhân 30.643.000.000 2008 = = 93,4% Vốn huy động 32.804.000.000 Dư nợ cá nhân 48.654.000.000 2009 = = 85,4% Vốn huy động 56.961.000.000

Dù thu nhập từ dư nợ không trang trải đủ chi phí nhưng so với nguồn vốn huy động thì dư nợ tín dụng của ngân hàng đang ở mức cao và vẫn đảm bảo cân đối nguồn. vì vậy ngân hàng cần có chính sách huy động hiệu quả hơn từ đó mới có thể đưa ra giải pháp đúng đắn để gia tăng dư nợ của PGD.

Vòng quay vốn tín dụng D (vòng) Vòng quay vốn tín dụng 2008 = 50.524.000.000/ 25.571.500.000 = 1,98 vòng Dư nợ bình quân 2008 = (20.500.000.000 + 30.643.000.000)/ 2 = 25.571.500.000 Vòng quay vốn tín dụng 2009 = 90.233.000.000/ 39.648.500.000 = 2,28 vòng

Dư nợ bình quân 2009 = (30.643.000.000 + 48.654.000.000)/ 2 = 39.648.500.000

Vòng quay vốn tín dụng năm 2009 có cao hơn năm 2008. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy hoạt động tín dụng tại PGD đã có những tiến bộ nhất định. Thời gian thu hồi nợ nhanh, việc đầu tư tín dụng đã được cải thiện hơn.

3.2.2.2 Nợ quá hạn:

Hệ số thu nợ (%)

Hệ số thu nợ 2008 = (50.524.000.000/ 60.736.000.000) x100% = 83,2%

Hệ số thu nợ 2009 = (90.233.000.000/ 92.546.000.000) x100% = 97,5%

Hệ số thu nợ của PGD có tăng cho thấy việc thu nợ của PGD có hiệu quả so với quá khứ. Trong tương lai cần duy trì và đẩy mạnh hiệu quả trong công tác đặc biệt quan trọng này của quy trình tín dụng.

Tỉ lệ nợ quá hạn (%)

Tỉ lệ nợ quá hạn 2008 = (100.000.000/ 30.643.000.000) = 0,33%

Tỉ lệ nợ quá hạn 2009 = (200.000.000/ 48.654.000.000) = 0,41%

PGD kiểm soát nợ quá hạn rất tốt và ngày càng có hiệu quả. Biểu hiện là PGD luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng tín dụng, hạng mục nợ quá hạn, trong toàn hệ thống.

3.3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI VAØ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HAØNG NAM Á - PGD QUẬN 2:

3.3.1 Những kết quả đạt được:

Tuy chỉ mới được thành lập hơn ba năm nhưng PGD Quận 2 đã không ngừng nổ lực hoàn thiện cơ chế hoạt động các sản phẩm dịch vụ nhằm làm hài lòng những

khách hàng truyền thống cũng như thu hút khách hàng mới. Năm 2008 là một năm ảm đạm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhưng qua phân tích kết quả hoạt động năm 2009 chúng ta đã thấy được những nỗ lực phát triển của toàn thể cán bộ, nhân viên. Nhờ xác định đúng đắn chiến lược phát triển, tập trung vào việc chuyển dịch cơ cấu cho vay nhằm góp phần vào chính sách phát triển nguồn vốn cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề cho bước phát triển vững chắc trong tương lai.

- Chính sách đầu tư cho hoạt động cho vay cá nhân được mở rộng một cách

hợp lý nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong thực tế, đồng thời hỗ trợ cho khách hàng bổ sung vốn kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất cũng như phục vụ các nhu cầu đời sống khác như: xây dựng, sửa chữa nhà xưởng; mua nhà, đất, phương tiện vận tải… Chất lượng cho vay tiếp tục được cải thiện. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay năm 2009 tăng 0,1% so với tỷ lệ 0,3% của năm 2008 nhưng đây là tỷ lệ có thể chấp nhận được vì nó thấp hơn so với các PGD trong cùng hệ thống.

- Trong thời gian 2 năm từ 2008 đến 2009 tỷ lệ tăng trưởng của huy động vốn

là 73,6% song song đó là sự tăng trưởng của tổng dư nợ 100%. Con số này thể hiện hoạt động cho vay luôn đạt được nhiều kết quả tốt và đem lại nguồn thu lớn hơn so với hoạt động huy động.

- Trong cơ cấu nguồn vốn của đơn vị luôn có sự cân đối. Nguồn vốn huy động

luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho vay của khách hàng và chính sách cho vay cũng rất linh hoạt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là kết quả rất đáng khen ngợi vì nếu huy động không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng thì ngân hàng phải đi vay liên ngân hàng hoặc đi vay ngân hàng Nhà Nước

mà chi phí lãi vay này thì lại rất cao. Việc cân đối nguồn đã giúp PGD giảm được một khoản chi phí đáng kể.

- Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, doanh số cho vay của PGD Quận 2

cũng tăng đều qua hai năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Doanh số cho vay cá nhân năm 2009 tăng 52,4% so với năm 2008.

- Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ tín dụng thấp. Năm 2007, tại PGD thậm chí không

có nợ quá hạn. Việc quản lý và kiểm soát nợ xấu tại PGD dẫn đầu trong bảng xếp hạng của ngân hàng Nam Á 3 năm liền. Và ngân hàng luôn duy trì một khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi để đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng.

- Quy trình tín dụng khá chi tiết, rõ ràng, thuận lợi cho khách hàng khi giao

dịch với ngân hàng. Nhân viên tín dụng nhiệt tình, năng động luôn sẵn sàng hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục một cách chính xác và nhanh chóng.

3.3.2 Những tồn tại:

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động cho vay cá nhân của PGD Quận 2 cũng còn tồn tại nhiều vướng mắc:

- Hiện nay PGD vẫn chưa có bộ phận chuyên tư vấn các thủ tục xin vay vốn

cũng như tư vấn sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chưa có sự tách biệt trong khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định tín dụng cũng như kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc và thu nợ. Nhân viên thẩm định hồ sơ vay cũng là người trực tiếp đánh giá việc sử dụng vốn vay. Như vậy sẽ dẫn đến ý kiến đánh giá thiếu khách quan.

- Đội ngũ nhân viên còn ít và rất trẻ, phần lớn là dưới 30 tuổi nên còn hạn chế về kinh nghiệm. Một số trường hợp, nhân viên tín dụng không thể tự thẩm định độc lập mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm trễ thời gian của quy trình cho vay.

- Nhân viên tín dụng vẫn còn xem nhẹ việc tái xét khoản vay, thường không

tái xét hoặc tái xét sơ sài như chỉ kiểm tra xem khách hàng có còn đang hoạt động kinh doanh không.

- Khi thẩm định, ngân hàng phần lớn dựa vào sự giải trình của cá nhân và

không có báo cáo đánh giá chính xác nguồn thu thực tế của khách hàng. Vì đó là những số liệu do khách hàng cung cấp nên đôi khi thiếu chính xác. Đó là chưa kể trường hợp khách hàng dùng thủ đoạn nhằm đánh lừa, qua mặt nhân viên tín dụng.

- Khi quyết định cho vay ngân hàng cũng xem xét nguồn huy động của mình

rồi mới đưa ra quyết định. Mà nguồn vốn huy động của PGD vẫn còn thấp, chưa đa dạng và kém ổn định nên việc mở rộng quy mô cho vay cũng gặp nhiều khó khăn vì chi phí đi vay từ các nguồn khác rất cao.

- Khi xem xét quyết định cho vay yếu tố tài sản được xem là khá quan trọng.

Vì đây là nguồn thu đảm bảo khả năng thanh toán nợ của khách hàng nếu chẳng may họ gặp rủi ro trong kinh doanh, hơn nữa tình trạng thiếu trung thực trong việc cung cấp thông tin, tài liệu về phương án kinh doanh là khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu quá thiên về tài sản đảm bảo, coi đây là yếu tố quan trọng để xem xét cho vay đôi khi quá khắt khe, không những gây phiền phức cho khách hàng mà còn đánh mất cơ hội kinh doanh, đầu tư của ngân hàng. Sai lầm trong thẩm định tín dụng đó là cho vay khách hàng xấu và từ chối khách hàng tốt. Nếu chỉ xem xét tài sản trước tiên mà bỏ qua việc

đánh giá phương án kinh doanh cũng như uy tín, tính cách của khách hàng thì rất dễ phạm phải sai lầm.

- Đối với những khoản vay sản xuất kinh doanh, khách hàng sử dụng vốn vay

với mục đích là thanh toán tiền mua hàng cho người bán thì phương thức giải ngân hợp lý nhất là chuyển khoản trực tiếp số tiền vay này vào tài khoản của người bán nhưng do ở nước ta hiện nay nghiệp vụ thanh toán điện tử qua tài khoản vẫn chưa phổ biến nên ngân hàng buộc phải giao tiền vay cho khách hàng. Chính vì thế đã làm tăng thêm khó khăn cho công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, đồng thời đã tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Phần lớn khách hàng tự tìm đến chứ ngân hàng Nam Á chưa chủ động tìm

đến khách hàng. 3.3.3 Những nguyên nhân:

- Chính sách nhân sự chưa thật hợp lý. PGD chưa có chính sách phân công công tác cho hợp lý và số lượng nhân viên thì quá ít. Vì vậy kết quả đạt được kém hiệu quả, không toàn diện vàø không tránh khỏi sai sót.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Nam Á Phòng giao dịch quận 2 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)