NƯỚC:
4.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng Nam Á:
Trong suốt thời gian thực tập tại PGD, em luôn được chứng kiến sự đam mê
công tác, nỗ lực làm việc hết mình của nhân viên toàn ngân hàng. Trong thời gian tới, hoạt động cho vay cá nhân vẫn là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho PGD nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng Nam Á nói chung. Do đó nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cá nhân càng phải được chú trọng và đầu tư nhiều hơn nữa. Để làm tốt công tác này, sau đây em xin đưa ra vài kiến nghị với ngân hàng Nam Á:
• Về thủ tục và nguyên tắc cho vay:
- Cần có sự thống nhất trong nhận thức và nhất quán trong việc tạo dựng một
chính sách tín dụng có tầm nhìn dài hạn.
- Chủ động xây dựng một hệ thống các chỉ số, giới hạn có tính cảnh báo về
những cạm bẫy, rủi ro có thể xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, như giới hạn cho vay đối với một vùng, một ngành cụ thể…
- Xây dựng hệ thống tính điểm tín dụng có tính chính xác cao nhằm hỗ trợ cho
việc thẩm định và xét duyện cho vay. Đối với từng đối tượng cá nhân, từng phương thức cho vay mà có những mẫu biểu khác nhau. Giúp cho công tác của cán bộ tín dụng hiệu quả mà tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho ngân hàng.
- Cần đa dạng hóa danh mục cho vay, đối tượng khách hàng cho vay. Không
nên tập trung vào một thành phần khách hàng cá nhân. Đồng thời, ngân hàng Nam Á cũng nên không ngừng đa dạng và cải tiến đổi mới các sản phẩm cho vay nhằm phục vụ được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vì sản phẩm là một trong những yếu tố hàng đầu để thu hút khách hàng, để
cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Để tồn tại và phát triển vững chắc ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới phù hợp, phát triển thêm các sản phẩm đặc thù, mang nhiều tiện ích mới cho khách hàng.
• Về nhân viên:
- Thường xuyên cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo nhằm củng cố khả
năng tiếp thu công nghệ, kỹ năng xử lý thông tin liên quan đến công việc.
- Chú trọng đến công tác đào tào và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ,
chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên để tiếp cận với xu thế hội nhập và tiến trình hiện đại hóa của ngành ngân hàng.
- Bên cạnh đó kỹ năng chăm sóc khách hàng và tạo uy tín, mối quan hệ cũng
có ảnh hưởng khá quan trọng trong việc mở rộng quy mô tín dụng qua khách hàng mới và giữ chân khách hàng truyền thống.
• Về cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động:
- Hiện tại mạng lưới chi nhánh, PGD của Nam Á vẫn chưa rộng rãi và lớn
mạnh, vì vậy bên cạnh Hội Sở chính đang xây dựng, ngân hàng cần mở rộng mạng lưới hoạt động toàn thành phố, các tỉnh thành lân cận nhằm tạo ấn tượng trong người dân về một ngân hàng lớn mạnh.
- Cần có chính sách đầu tư hợp lý vào cơ sở vật chất của ngân hàng vì nó
đóng vai trò khá quan trọng trong việc tạo nên ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng trong lòng khách hàng. Quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng dựa
trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau, khách hàng sẽ không tin tưởng vào một ngân
hàng với trụ sở nhỏ bé, trang thiết bị cũ kỹ và làm việc thủ công. Làm tốt công tác này ngân hàng sẽ sớm nhận được sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng.
- Tập trung đầu tư, xây dựng một hệ thống mạng nội bộ thật mạnh và hiện đại
phòng ban, chi nhánh, PGD với nhau và với Hội Sở được hiệu quả, chính xác và nhanh chóng nhất.
- Ngân hàng cũng cần nâng cấp trang Web bằng cách tích hợp thêm nhiều
tiện ích như xem số dư tài khoản, tra cứu nhanh hơn các thay đổi trên tài khoản mà không cần phải gọi điện hoặc đến ngân hàng.
• Về chính sách quảng cáo, tiếp thị:
- Ngân hàng cần có một bộ phận chuyên thực hiện công tác quan hệ công
chúng, quảng cáo sau đó sẽ có một Hội Đồng xét duyệt nội dung cũng như hình thức mẫu quảng cáo đó nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và chính xác.
- Luôn xác định rõ thị trường mục tiêu và nghiên cứu tìm hiểu kỹ từng phân
khúc thị trường sau đó đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. 4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước:
NHNN là cơ quan đại diện Nhà Nước trong lĩnh vực ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các ngân hàng. Để đẩy mạnh phát triển hoạt động của ngân hàng thì không chỉ có cố gắng, nỗ lực của riêng phía ngân hàng mà cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. NHNN đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay cá nhân nói riêng. Vì vậy, NHNN cần có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
- Gần đây chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài
và nước ta đã chính thức là một thành viên của WTO vì vậy các hoạt động ngân hàng cũng cần được quốc tế hóa, hiện đại hóa. Trong khi đó, các nhận định, đánh giá trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam còn nhiều khập khiễng so với tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng Nhà Nước cần có những điều chỉnh cho phù hợp với xu thế hội nhập – phát triển. Ví dụ: hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam vẫn ở trong mức độ an toàn.
Nhưng cũng xin lưu ý rằng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam thì không theo đúng tiêu chuẩn của quốc tế. Một món vay tín dụng 300 triệu đồng mà đến hạn phải trả là 5 triệu, thì tiêu chuẩn thế giới cả 300 triệu đó là món nợ chưa trả được (Non-performance Loan). Nhưng ở Việt Nam chỉ có 5 triệu đến hạn là nợ xấu mà thôi. Vì vậy cả hai bên đều nói là nợ xấu nhưng mỗi bên lại hiểu khác nhau và con số của Việt Nam thấp hơn con số của quốc tế khá nhiều. Từ ví dụ trên chúng ta có thể thấy tiêu chuẩn quốc tế khá khắt khe vì vậy đảm bảo tính an toàn hệ thống ngân hàng của họ khá cao. Ngân hàng Nhà Nước nên xem xét những khác biệt này và có những điều chỉnh cho hợp lý và phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.
- NHNN cần hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng, phòng ngừa
rủi ro cho ngành ngân hàng. Cho đến thời điểm này, có thể nói CIC là nguồn cung cấp thông tin tín dụng ngân hàng hiệu quả nhất. Hoạt động của CIC đã phần nào cải thiện được tình hình thiếu hụt thông tin tín dụng phục vụ cho vay của các NHTM và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trung tâm vẫn đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện nên CIC vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Việc cập nhật thông tin của CIC vẫn chưa thật hiệu quả và chính xác. Các số liệu thu thập không kịp thời và độ tin cậy thấp đã khiến các NHTM và tổ chức tín dụng ít sử dụng thông tin, tài liệu do CIC cung cấp. Vì vậy, NHNN cần sớm có những chính sách, biện pháp tích cực nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng phục vụ hoạt động cho vay của NHTM và tổ chức tín dụng.
KẾT LUẬN
Trong cho vay nói chung thì cho vay cá nhân có một vai trò rất quan trọng –
nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay – đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như với ngân hàng Nam Á. Mặc dù hoạt động cho vay cá nhân của PGD Quận 2 mới ổn định gần đây nhưng nó đã khẳng định vai trò tích cực của mình không chỉ đối với ngân hàng, người tiêu dùng mà còn với toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, đời sống người dân được nâng lên, mức tiêu dùng mở rộng.
Tồn tại trong điều kiện phát triển như hiện nay thì tiềm năng cho vay cá nhân của PGD là rất lớn, vấn đề đặt ra là làm sao tiếp cận được cơ hội đó. Bên cạnh sự mở rộng, cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng bạn thì sự nỗ lực cần phải được tăng lên gấp bội kết hợp với chiến lược phát triển cụ thể, chủ động và hiệu quả để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại PGD.
Để vững bước phát triển thành một ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực tài chính tiền tệ của đất nước, ngân hàng cần khắc phục những khuyết điểm của mình bằng cách phát huy những điểm mạnh, tìm tòi, sáng tạo những cái mới, đồng thời, ngân hàng phải luôn chú trọng đến vấn đề hiệu quả cho vay, coi đó là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển. Bên cạnh đó cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Ngành, các Cấp có liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc để phát huy chất lượng, hiệu quả.
Nhận thấy vai trò to lớn của cho vay cá nhân trong hoạt động ngân hàng và ảnh hưởng của ngân hàng đối với nền kinh tế, em tin rằng toàn thể nhân viên ngân hàng Nam Á – PGD Quận 2 sẽ luôn tích cực làm việc với truyền thống đoàn kết, nhất trí và quyết tâm cao sẽ giữ vững hình ảnh, tạo dựng thương hiệu và một chỗ đứng vững chắc trong toàn hệ thống ngân hàng.
TAØI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Cáo Thường Niên Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á năm
2008, 2009.
2. Hệ Thống Văn Bản, Quy Chế Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á.
3. Nguyễn Đăng Dờn, (2005), Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà Xuất Bản Thống
Kê, Trang 245-256.
4. Nguyễn Minh Kiều, (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà Xuất
Bản Thống Kê, trang 94 - 95.
5. Nguyễn Minh Kiều, (2008), Tiền Tệ Ngân Hàng, Nhà Xuất Bản Thống
Kê, Trang 158 - 159.
6. Nguyễn Minh Kiều, (2009), Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại, Nhà Xuất
Bản Thống Kê, Trang 30, 756 - 759.
7. Nguyễn Văn Thuận, (2004), Quản Trị Tài Chính, Nhà Xuất Bản Thống
Kê, Trang 50 - 53.
8. Trương Thị Hồng, (2009), Kế Toán Ngân Hàng, Nhà Xuất Bản Tài Chính,
Trang 140 - 141.
9. Trang Web: nab.com.vn