Phân tích –A (Analyze)

Một phần của tài liệu Thực hiện quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học trên quan điểm tự chủ của nhà trường ( Nghiên cứu trường hợp của Đại học Tiền Giang (Trang 72)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Phân tích –A (Analyze)

Chúng ta cần xác định “nguồn gây ra dao động”, như đã biết, đây là mấu chốt của việc cải tiến quy trình theo Sáu sigma.

3.2.3.1. Xác định nhân tố tác động chính, có tác động rõ rệt đến quy trình

Việc quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học, theo chức năng, thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ, mà trực tiếp là Phòng Quản lý khoa học. Tuy nhiên, vai trò của cơ quan này thực chất chỉ là đơn vị điều phối quy trình thông qua một hệ thống thủ tục hành chính. Trong khi đó, chúng ta có một cơ chế vận hành các chương trình nghiên cứu khoa học bằng các Ban chủ nhiệm chương trình. Xét từ góc độ quản lý, Ban chủ nhiệm chương trình chi phối mạnh mẽ ba vấn đề: (1) xác lập mục tiêu; (2) tổ chức thực hiện mục tiêu đã đề ra, hay nói cách khác, huy động, điều phối các nguồn lực, nhu cầu để đảm bảo hoàn thành mục tiêu; (3) giám sát việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.

Nhân tố thứ hai mà tác giả đề cập trong nghiên cứu này chính là các nhà nghiên cứu. Một điều hiển nhiên, đây chính là nguồn quyết định chất lượng, tiến độ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là một loại lao động đặc thù mà như chúng ta đều biết, việc áp dụng các chế tài hành chính hoặc kỷ luật lao động là hoàn toàn không khả thi, phản tác dụng. Hơn thế nữa, giá trị của lao động này là rất khó đo lường một cách chính xác thông qua năng suất lao động cũng như giá trị sản phẩm tạo ra. Mặt khác, chất lượng của loại lao động này chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố phi vật chất.

3.2.3.2. Kiểm chứng dao động của các tác nhân chính

Chúng ta đi vào phân tích hai nhân tố tác động chính. a- Ban chủ nhiệm các chương trình.

Ban chủ nhiệm được vận hành theo cơ chế “không thường trực” với tất cả thành viên hoạt động kiêm nhiệm, thành viên thường trực là cán bộ /

chuyên viên của Phòng Quản lý khoa học đóng vai trò Thư ký chương trình. Ngay trong phân tích này đã cho thấy một “biên độ dao động” khá lớn về trách nhiệm, mức độ tham gia của từng thành viên và hiệu quả chung của Ban chủ nhiệm. Yếu tố “không thường trực” làm suy giảm khả năng bao quát toàn bộ hoạt động của Chương trình. Trên thực tế, Ban chủ nhiệm chương trình thể hiện rõ nét vai trò ở khâu xác lập mục tiêu, sơ tuyển các đề tài theo đăng ký. Song, vai trò của Ban này lại gần như “mất hút” trong việc triển khai, quảng bá mục tiêu, khơi gợi nhu cầu; huy động các cơ sở nghiên cứu; và, giám sát quá trình nghiên cứu. Ở một khía cạnh khác, có thể thấy, hoạt động của Ban chủ nhiệm chương trình hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào vai trò cá nhân của Thư ký chương trình trong một điều kiện hạn chế về cơ chế và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.

Thực tế mặc dù có một quy chế hoạt động tương đối rõ ràng nhưng sự ràng buộc trách nhiệm của Ban chủ nhiệm chương trình là rất lỏng lẻo. b- Nhà nghiên cứu

Một vấn đề mà tác giả đặt trọng tâm trong nghiên cứu này chính là việc khắc phục hạn chế về tiến độ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, mà nhân tố tác động chính là các nhà nghiên cứu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ hạn xuất phát từ cả đặc thù của chính hoạt động nghiên cứu khoa học và những dao động thuộc về chủ quan nhà nghiên cứu.

Bản thân lao động nghiên cứu khoa học, như đã nêu, bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố phi vật chất. Các yếu tố này có thể là niềm hăng say khoa học, cảm hứng sáng tạo, điều kiện sức khỏe, thời gian đầu tư cho nghiên cứu, sự hợp tác giữa các thành viên nhóm nghiên cứu, mức độ gai góc của vấn đề nghiên cứu, điều kiện thu thập dữ liệu khoa học,… Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học vốn dĩ đã tồn tại những dao động mang tính chất nội thân, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến độ thực hiện. Đó là hệ quả của hạn chế khách quan trong kiểm soát các yếu tố phi vật chất.

Qua đánh giá thực trạng, một điều dễ dàng nhận thấy, đại bộ phận các đề tài trễ hạn thuộc về nhóm nghiên cứu do các nhà quản lý làm chủ nhiệm. Nguyên nhân thứ nhất gây ra dao động này, có thể thấy ngay, đó là thời gian

Một phần của tài liệu Thực hiện quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học trên quan điểm tự chủ của nhà trường ( Nghiên cứu trường hợp của Đại học Tiền Giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)