Các chương trình khoa học và công nghệ:

Một phần của tài liệu Thực hiện quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học trên quan điểm tự chủ của nhà trường ( Nghiên cứu trường hợp của Đại học Tiền Giang (Trang 39)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Các chương trình khoa học và công nghệ:

Hoạt động KH&CN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu được xây dựng thành các chương trình từ năm 1986. Đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã thành lập 15 chương trình KH&CN bao gồm:

- Chương trình Công nghệ thông tin và Hệ thống Thông tin Địa lý - Chương trình Công nghệ sinh học

- Chương trình Vật liệu mới

- Chương trình Công nghệ công nghiệp và Tự động hóa - Chương trình Quản lý đô thị

- Chương trình Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên - Chương trình An ninh quốc phòng

- Chương trình Khoa học xã hội - Nhân văn và Đổi mới cơ chế quản lý

- Chương trình Giáo dục và Đào tạo - Chương trình Thể dục thể thao - Chương trình Nghiên cứu cơ bản

- Chương trình Khoa học và Công nghệ Năng lượng

- Chương trình Phát triển nông nghiệp và công nghệ thực phẩm - Chương trình Y tế và Bảo hộ lao động

Các chương trình KH&CN đã tập trung đẩy mạnh công tác triển khai nghiên cứu ứng dụng KH&CN vào các lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên, hỗ trợ đắc lực cho các ngành công nghiệp trọng điểm và công nghệ cao (Công nghệ Thông tin, Công nghệ Sinh học, Vật liệu mới, Cơ khí -Tự động hóa…); cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường và đời sống đô thị, lập dự án đầu tư… nhằm xây dựng thành phố trở thành đô thị văn minh, hiện đại ngang tầm với các đô thị lớn trong khu vực.

Ban chủ nhiệm các chương trình KH&CN là những nhà khoa học có trình độ cao và có chuyên môn phù hợp, là các nhà quản lý trong cùng lĩnh vực chuyên ngành và được giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, theo sự ủy quyền, phân công của UBND Thành phố, ký quyết định thành lập.

Một phần của tài liệu Thực hiện quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học trên quan điểm tự chủ của nhà trường ( Nghiên cứu trường hợp của Đại học Tiền Giang (Trang 39)