Hình thành quy trình

Một phần của tài liệu Thực hiện quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học trên quan điểm tự chủ của nhà trường ( Nghiên cứu trường hợp của Đại học Tiền Giang (Trang 45)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Hình thành quy trình

a- Mục đích

Bắt đầu từ tháng 10 năm 2005, công tác quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được chuẩn hóa theo hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001-2000, áp dụng tại Phòng Quản lý khoa học.

Quy trình này được xây dựng với mục đích:

- Thống nhất các bước trong quá trình quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Thống nhất các biểu mẫu trong quá trình quản lý đề tài;

- Đảm bảo quá trình quản lý đề tài được thực hiện thống nhất và được kiểm soát;

- Ngăn ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện đề tài;

Qua mục đích xây dựng quy trình, chủ thể quản lý (Sở Khoa học học và công nghệ) đặt trọng tâm vào việc thống nhất các công đoạn / khâu trong

công tác quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học phải trải qua một quy trình được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho chất lượng của “sản phẩm cuối cùng”. Đây cũng có thể xem là một bước tiến trong cải cách hành chính biểu hiện qua một quy trình quản lý cụ thể, ứng dụng tiến bộ, sự phát triển của khoa học quản lý.

Quy trình quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO hiện đang là một “mẫu mực” cho tất cả các quy trình quản lý hành chính. Mục tiêu đặt ra cho các quy trình theo hệ thống này là đảm bảo tính chính xác, đúng quy định về thủ tục và thời gian thông qua một quy trình thủ tục chặt chẽ.

Vấn đề cần quan tâm ở đây là:

(i) Các đề tài nghiên cứu khoa học là một loại “sản phẩm đặc biệt” mà chất lượng của nó chịu tác động, chi phối bởi rất nhiều yếu tố.

(ii) Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện quy trình quản lý - Phòng Quản lý khoa học hoặc thậm chí Sở Khoa học và Công nghệ không phải là người sản xuất ra sản phẩm này (các đề tài nghiên cứu khoa học) và cũng không phải là người quyết định cho ra đời sản phẩm.

(iii) Mục tiêu của quy trình này không bao quát cho mục tiêu của quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. b- Cơ sở của quy trình

Quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học được xây dựng căn cứ trên các tài liệu:

- Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000-QH10 do Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Khoá X, kỳ họp thứ 7 ban hành ngày 09 tháng 06 năm 2000;

- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

- Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính và Bộ KHCN Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

- Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 05 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ KHCN hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; - Quyết định số 3187/QĐ-UB ngày 20 tháng 07 năm 2007 về việc

ban hành quy chế quản lý các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành phố Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 130/2007/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2007

về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố HCM;

- Quyết định số 185/QĐ-SKHCNMT ngày 15 tháng 04 năm 2003

về việc ban hành chế độ trách nhiệm của công chức trong qui trình quản lý đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Một phần của tài liệu Thực hiện quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học trên quan điểm tự chủ của nhà trường ( Nghiên cứu trường hợp của Đại học Tiền Giang (Trang 45)