Đối tượng thực hiện và chịu sự chi phối của quy trình

Một phần của tài liệu Thực hiện quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học trên quan điểm tự chủ của nhà trường ( Nghiên cứu trường hợp của Đại học Tiền Giang (Trang 63)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Đối tượng thực hiện và chịu sự chi phối của quy trình

a- Một thành phần mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là Ban chủ nhiệm các chương trình. Khác với các Hội đồng khoa học được thành lập cho từng đề tài hoặc trong từng trường hợp cụ thể như xét duyệt, thẩm định, nghiệm thu, Ban chủ nhiệm các chương trình chịu trách nhiệm về các chương trình và tham gia vào nhiều khâu quan trọng trong quy trình quản lý. Song, Ban chủ nhiệm các chương trình, như đã nói ở trên, làm việc theo cơ chế “không thường trực”. Bản thân Phòng Quản lý khoa học không thể thay thế Ban chủ nhiệm các chương trình để rà soát, đánh giá hoặc điều chỉnh các mục tiêu, nội dung đề ra nhằm đảm bảo việc hoàn thành mục tiêu chung.

Trong khi đó, việc hình thành Ban chủ nhiệm các chương trình nhằm mục đích cao nhất là đảm bảo hiệu quả và chất lượng của chính các chương trình. Như vậy, vai trò quản lý và điều phối của Ban chủ nhiệm các chương trình đối với các đề tài thuộc chương trình và tổng thể hoạt động của các chương trình là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, như đã nói, Ban chủ nhiệm các chương trình lại không phải là một thành phần chịu trách nhiệm trong thực hiện quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học.

b- Sản phẩm cuối cùng mà chúng ta hướng đến là các đề tài nghiên cứu khoa học. Đây là sản phẩm của các nhà nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu như vô hình trung, sản phẩm này lại thuộc về một quy trình quản lý mà người chịu trách nhiệm chính không phải là người tạo ra sản phẩm. Tác giả muốn phân biệt điều này với những quy trình quản lý chất lượng khác. Đối với một nhà sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thì hàng hóa hoặc dịch vụ đó là sản phẩm của họ. Và, quy trình quản trị chất lượng giúp cho doanh nghiệp đảm bảo chất lượng ở mức cao nhất sản phẩm cung cấp cho khách hàng trên cơ sở sản phẩm đó phải trải qua một quy trình được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất

lượng. Ở một ví dụ khác, đối với một quy trình cấp giấy chứng nhận, quy trình quản trị chất lượng (hiện nay phổ biến là ISO) đảm bảo cho việc cấp chứng nhận được diễn ra chuẩn xác, đúng quy định về thủ tục hồ sơ, thời gian. Sản phẩm ở đây chính là giấy chứng nhận của chính cơ quan đó cấp.

Đối với quy trình của chúng ta, Phòng Quản lý khoa học thông qua quy trình quản lý hiện hành, đảm bảo rằng một đề tài nghiên cứu khoa học được xét duyệt, thẩm định, nghiệm thu theo một quy trình chặt chẽ, sau đó là tiếp nhận, chuyển giao kết quả nghiên cứu. Như vậy, đây hoàn toàn là một quy trình thủ tục hành chính. Chúng ta rất khó xác định sản phẩm đầu ra của quy trình này bởi vì không phải tất cả các đề tài nghiên cứu khoa học sau khi nghiệm thu đều được đưa vào ứng dụng.

Mặt khác, qua khảo sát có một vài ý kiến cho rằng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học có thể xem là một loại hình dịch vụ công. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, khó có thể xem đây là một loại hình dịch vụ công bởi vì chủ thể - Phòng Quản lý khoa học hoàn toàn không cung cấp một “dịch vụ” nào đến khách hàng và ngược lại cũng không nhận được bất kỳ một khoản phí “dịch vụ” nào từ phía khách hàng.

Những nhận định trên đây của tác giả càng được củng cố qua kết quả khảo sát, với câu hỏi “quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO hiện hành chỉ đảm bảo cho chất lượng của từng đề tài cá biệt, NHƯNG CHƯA đảm bảo được chất lượng và hiệu quả tổng thể của các chương trình nghiên cứu khoa học – công nghệ” thì có đến 94% người được hỏi đồng ý với ý kiến trên.

Kết luận Chương 2: Tác giả xin được kết thúc phần đánh giá thực trạng quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây hé mở vấn đề, đâu là “căn nguyên của dao động” dẫn đến việc, mặc dù một quy trình được xây dựng và tuân thủ khá chặt chẽ nhưng hiệu quả của công tác quản lý các đề tài nghiên

cứu khoa học nói riêng và việc thực hiện nhiệm vụ khoa học – công nghệ nói chung chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG SÁU SIGMA ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN CỐT LÕI CỦA HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN QUY TRÌNH QUẢN L Ý CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI SỞ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Thực hiện quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học trên quan điểm tự chủ của nhà trường ( Nghiên cứu trường hợp của Đại học Tiền Giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)