Những yếu tố cần thiết để triển khai thành công

Một phần của tài liệu Thực hiện quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học trên quan điểm tự chủ của nhà trường ( Nghiên cứu trường hợp của Đại học Tiền Giang (Trang 80)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.3.Những yếu tố cần thiết để triển khai thành công

3.3.3.1- Sự cam kết của lãnh đạo

Đề xuất cải tiến trong nghiên cứu này tập trung vào bộ phận quản lý nhằm tăng cường trách nhiệm và hiệu lực, do vậy, nhất thiết phải nhận được sự cam kết của lãnh đạo hay còn gọi là sự cam kết cấp cao. Sự cam kết này thể hiện quyết tâm và trách nhiệm cao đối với mục tiêu mà chủ thể (Sở Khoa học và Công nghệ) kỳ vọng ở hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và công tác quản lý hoạt động này nói riêng.

Việc cải thiện hiệu lực, hiệu quả làm việc của các bộ phận phải đặt dưới sự lãnh đạo, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý. Trong trường hợp này, can thiệp, chỉ đạo quá trình cải tiến đối với Ban chủ nhiệm các chương trình và các nhà nghiên cứu, nhóm nghiên cứu rõ ràng thuộc về trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao, và cũng chỉ lãnh đạo cấp cao mới có đủ thẩm quyền để thực hiện. Sự cam kết cấp cao, mặt khác, là điều kiện tối quan trọng, bởi vì

thông qua cam kết này, các cơ chế hỗ trợ mới có thể được xem xét, quyết định triển khai.

Việc cải tiến và kiểm chứng kết quả đòi hỏi một quá trình lâu dài, kiên trì. Sự cam kết cấp cao là đảm bảo hiệu lực trong dài hạn của quá trình cải tiến này, cũng như đảm bảo quá trình được tiến hành liên tục, xuyên suốt trong dài hạn.

3.3.3.2. Cơ chế hỗ trợ

Quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học, như tác giả đã nhấn mạnh, không thể thoát ly hoàn toàn khỏi những ràng buộc về mặt cơ chế và quy định của quản lý nhà nước. Chúng ta thực hiện việc cải tiến quy trình trong điều kiện những quy định chung chưa bao quát hết các vấn đề thuộc về chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể của các bộ phận có liên quan, bên cạnh đó sự ràng buộc của các quy định về tài chính cũng là một trở ngại lớn. Như vậy, cần thiết phải có sự linh hoạt trong cơ chế vận hành quy trình đối với đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh – một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ của cả nước.

Để giải quyết các vấn đề đặt ra hiện nay, chúng ta cần bổ sung, điều chỉnh ba nội dung sau:

(i) Thẩm quyền của Ban chủ nhiệm các chương trình. Khi thẩm quyền được nâng cao thì đi đôi với đó là trách nhiệm của Ban chủ nhiệm được tăng cường. Đây là sự cam kết về mặt pháp lý của Ban chủ nhiệm các chương trình đối với mục tiêu, hiệu quả của các chương trình.

(ii) Tháo gỡ từng bước sự bó buộc của cơ chế tài chính. Đây là một bài toán khó trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, sự tưởng thưởng xứng đáng đối với công sức và giá trị đóng góp là đề xuất hợp lý. Và, với sự đầu tư kinh phí hợp lý cho công tác quản lý cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học thì

hiệu quả mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội sẽ là rất lớn. Hiệu suất đầu tư này không thể tính toán đơn thuần như một bài toán sản xuất – kinh doanh.

(iii) Cơ chế hỗ trợ trực tiếp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhóm nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài trong quá trình nghiên cứu.

Kết luận Chương 3: Xác định căn nguyên của dao động là mấu chốt của nghiên cứu này. Nghiên cứu cho thấy, bản chất vấn đề nằm ở những thành phần tham gia vào quy trình quản lý nhưng lại hoàn toàn không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào của chính quy trình đã đặt ra. Khi soi rọi dưới ánh sáng của lý thuyết quản trị hiện đại, có thể thấy một yếu tố quan trọng là “làm việc với và thông qua những người khác” đã không được chú ý một cách đúng mức. Bên cạnh đó, để một quy trình có thể vận hành trơn tru, hiệu quả thì các cơ chế hỗ trợ, sự cam kết, trong đó có cam kết pháp lý cần phải được đặt ra và tuân thủ một cách nghiêm túc.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong luận văn, tác giả đã tập trung thực hiện các mục tiêu của luận văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Chủ đề chính là việc vận dụng Sáu sigma, một phương pháp / mô hình quản trị chất lượng hiện đại nhằm hoàn thiện quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học.

Từ lý thuyết đến thực tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, điển hình là tại Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, việc quản lý các hoạt động cần phải dựa trên cơ sở khoa học, cụ thể là các lý thuyết quản trị hiện đại. Môi trường luôn biến động, và như vậy, tất yếu đòi hỏi phải có sự vận động, điều chỉnh không ngừng. Hay nói cách khác, không thể có một mô hình quản lý mang tính bất biến. Thực trạng quản lý và những hạn chế trên thực tế đã chứng minh quy trình hiện hành của chúng ta vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục. Cụ thể và rõ nét chính là tính hành chính cứng nhắc và khả năng tham gia, mức độ cam kết của các thành phần có liên quan chưa đạt yêu cầu.

Sáu Sigma vốn dĩ là một giải pháp quản trị tiên tiến, đã và đang được áp dụng một cách rộng rãi trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học hiện hành được ứng dụng mô hình quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, song cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Qua lý luận đối chiếu, so sánh cho chúng ta cơ sở khá vững chắc nhằm tạo sự kết hợp hiệu quả giữa Sáu sigma và ISO. Việc xem xét vận dụng Sáu sigma trong nghiên cứu này cũng cho thấy sự phù hợp và hiệu quả của việc ứng dụng tiến trình DMAIC nhằm phát hiện căn nguyên của dao động, khắc phục các lỗi và hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học trong tình hình hiện nay.

Qua nghiên cứu cho thấy, trong áp dụng mô hình, cơ chế vận hành và chính sách hỗ trợ (quản lý đầu vào – đầu ra, phối hợp, giám sát, chế tài, trách nhiệm,…) là những vấn đề bắt buộc phải đặt ra. Quy trình quản lý các đề tài

nghiên cứu khoa học liên quan đến nhiều thành phần, đặt dưới sự điều chỉnh của các quy định pháp lý (về mặt quản lý nhà nước). Do vậy, các cơ chế, chính sách hỗ trợ là cần thiết và là điều kiện để quy trình được vận hành trơn tru và đạt chất lượng, mục tiêu đề ra.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra, song tác giả nhận thấy nghiên cứu của bản thân còn những hạn chế nhất định.

Đây là lần đầu tiên tác giả tự thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, do vậy, còn có sự lúng túng, khó khăn. Điều kiện về nguồn tài liệu, dữ liệu và khả năng tiếp cận cũng là một hạn chế không nhỏ trong quá trình nghiên cứu của tác giả. Sự hạn chế của kinh nghiệm và vị trí công tác không cho phép tác giả có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu trong khi quản lý một hoạt động đòi hỏi tính toàn diện, bao quát nhiều lĩnh vực.

* Đề xuất những vấn đề có liên quan cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Qua nghiên cứu quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất thời gian tới cần tập trung vào ba vấn đề sau:

-Nhằm đưa khoa học và công nghệ thâm nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế - xã hội, cần tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý bao quát cho đến khâu ứng dụng và đánh giá hiệu quả ứng dụng trên thực tế của các đề tài nghiên cứu khoa học chứ không chỉ dừng lại ở việc nghiệm thu và tiếp nhận các kết quả nghiên cứu như hiện nay.

-Cần thiết có sự nghiên cứu nhằm điều chỉnh, bổ sung cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện để hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, công tác quản lý nói riêng đạt hiệu lực, hiệu quả cao hơn, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đặc thù của lao động này.

-Qua nghiên cứu vận dụng Sáu Sigma, nếu điều kiện cho phép, cùng với sự cam kết của Lãnh đạo đơn vị, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu lập dự án Sáu Sigma cụ thể đối với quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Cường – Hương Trang – Lê Huyền – Bích Hằng (2006), Những nguyên tắc quản lý Bài học xưa và nay, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Đặng Kim Cương (2007), 6 Sigma chiến lược đối với các nhà vô địch – Chìa khóa dẫn đến lợi thế cạnh tranh bền vững, NXB Lao động xã hội, Hồ Chí Minh.

3. G.M. Dobrov (1976), Khoa học về khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

4. Peter F.Drucker, (2003), Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

6. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

7. TS. Nguyễn Kim Định (2010), Quản trị chất lượng – Quality Management, nhà xuất bản Tài Chính, Thành phố Hồ Chí Minh;

8. Rowan Gibson, (2002), Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh;

9. “Giới thiệu về Six sigma” – Mekong Capital, 2004

(www.mekongcapital.com)

10.“Giới thiệu về Six sigma” – Mekong Capital, 2004

(www.mekongcapital.com)

11.TS. Đỗ Phi Hoài, (2009), Văn hóa Doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội; 12. Kỷ yếu hội thảo (2010), Văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam – Thực

trạng và triển vọng, Trường ĐH KHXH&NV, Hà Nội

13.“Khái niệm khoa học nghiên cứu khoa học” -

www.ntu.edu.vn/donvi/sdh/privateres/donvi/sdh/.../ppnckh.pdf.aspx - Trường Đại học Nha Trang

14.“Lean Six Sigma Training & Consulting” - http://www.leansigmavn.com – Công ty cổ phần tư vấn cải tiến liên tục (Continous improvement consulting JSC.) http://www.businessballs.com/index.htm

15.Dương Hữu Mạnh (2009), Các nguyên tắc quản trị hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Giao thông vận tải, Hồ Chí Minh

16.Phân Viện Báo Chí và tuyên truyền (1999), Khoa học luận đại cương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17.Nguyễn Hải San, (2005), Quản trị học, NXB Thống kê, Hồ Chí Minh.

18.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Khoa học và Công nghệ.

19.“Six Sigma (6 Sigma) trong công nghiệp dệt” -

http://vinatex.com/WebPage/News/NewsDetails.aspx?ArticleID=7321 – Tổng Công ty dệt may Việt Nam (Vinatex)

20.“6-Sigma, công cụ nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp sau hội nhập” - http://www.saga.vn/view.aspx?id=365 – SAGA Communications

21. Sở Khoa học và công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động KH&CN giai đoạn 2006 – 2010.

22. PGS.TS. Phan Minh Tân, (2006), Đề tài NCKH cấp thành phố “Tổng kết 5 năm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý họat động khoa học và công nghệ ở Tp.Hồ Chí Minh 2000 – 2005 và đề xuất đổi mới cơ chế chính sách cho giai đọan mới.

23.PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh (2008), Những vấn đề lý luận chủ yếu của văn hóa quản lý, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.

24.TS. Phan Thăng, (2009), Quản trị chất lượng, NXB Thống kê, Hồ Chí Minh

25.Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ (2009), Tập huấn Quản lý hoạt động Nghiên cứu khoa học, Hà Nội

26.Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ (2009), Tập huấn Quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ (tiền công vụ) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội

27.“Triết 6 - Sigma nâng cao tính cạnh tranh” -

http://www.massogroup.com/cms/content/view/2726/4/lang,en/

28.“The history and development of Six Sigma” -

http://www.sixsigmaonline.org/six-sigma-training-certification- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

information/articles/the-history-and-development-of-six-sigma.html - Six Sigma Online, Aveta Business Institute

29.E-book “Six Sigma for Business Excellence: Approach, Tools and

Applications” - http://my.safaribooksonline.com/book/quality-

management/9788131731543/ – Hemant Urdhwareshe, 2010, Publisher: Pearson Education India

30.“Six sigma training, history, definitions - six sigma and quality management glossary” - http://www.businessballs.com/sixsigma.htm

Phụ lục 1 Đại học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Kính thưa Ông/Bà:

Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này vì thế, cần được xem xét, nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất. Để có những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quy trình quản lý các đề tài và dự án nghiên cứu khoa học, kính mong Ông/Bà vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dầu X vào lựa chọn phù hợp ý kiến của mình hoặc ghi ý kiến cá nhân vào những dòng để trống (……). Những thông tin thu được chúng tôi chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà.

Phần I. Phần thông tin cá nhân

Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin sau:

1. Đơn vị công tác?

- Cơ quan quản lý nhà nước, hành chính sự nghiệp: □

- Cơ quan nghiên cứu (Viện, Trường): □

- Doanh nghiệp: □

2. Vị trí công tác:

- Quản lý: □

- Chuyên viên: □

3. Độ tuổi:

- 30 tuổi – 40 tuổi: □

- 40 tuổi – 50 tuổi: □

- Trên 50 tuổi: □

Phần II- Đánh giá thực trạng công tác quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

1. Theo Ông/Bà, quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học đóng vai trò như thế nào trong tổng thể công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ?

- Rất quan trọng □

- Quan trọng □

- Không quan trọng □

2. Ông/Bà đánh giá như thế nào về công tác quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?

- Rất tốt □ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tốt □

- Chưa tốt □

3. Ông/Bà đánh giá như thế nào về mức độ phù hợp giữa nội dung nghiên cứu và nhu cầu thực tiễn trong phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh?

- Rất phù hợp □

- Phù hợp □

- Chưa phù hợp □

4. Ông/Bà đánh giá như thế nào về chất lượng hoạt động xét duyệt và thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học?

- Tốt □

- Bình thường □

- Không tốt □

5. Theo Ông/Bà, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế hiện nay của công tác quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì?

- Sự bó buộc trong quy định theo Luật, các văn bản dưới luật □

- Chưa được quan tâm đầu tư □

- Thiếu trách nhiệm trong tổ chức, triển khai thực hiện □

- Quy trình quản lý kém hiệu quả □

6. Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc ứng dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO đối với công tác quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?

- Rất tốt □

- Tốt □

- Bình thường □

- Không tốt □

7. Có ý kiến cho rằng: “quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO hiện hành chỉ đảm bảo cho chất lượng của từng đề tài cá biệt, NHƯNG CHƯA đảm bảo được chất lượng và hiệu quả tổng thể của các chương trình nghiên cứu khoa học.” Ông/Bà có nhận xét gì về ý kiến trên?

- Đồng ý □

- Không đồng ý □

- Ý kiến khác:

……… ………

8. Theo Ông/Bà, nguyên nhân những hạn chế (nếu có) của quy trình

Một phần của tài liệu Thực hiện quản lý nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học trên quan điểm tự chủ của nhà trường ( Nghiên cứu trường hợp của Đại học Tiền Giang (Trang 80)