9. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Thành tựu
Việc đổi mới cơ chế quản lý thông qua xây dựng quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 đã đưa đến những kết quả khả quan, đáng khích lệ.
Trong 05 năm 2006-2010, đã tổ chức các hội đồng khoa học chuyên ngành xét duyệt và triển khai thực hiện 712 đề tài, 21 dự án và đề nghị cho thực hiện. Tổ chức nghiệm thu 574 đề tài, 15 dự án và hỗ trợ triển khai 27 kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu. Các đề tài KH&CN được phân thành 3 nhóm chính: R (nghiên cứu khoa học), R-D (nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ) và P (dự án sản xuất thử nghiệm). Số liệu thống kê về tỷ lệ ứng dụng sau nghiệm thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3: Thống kê các chương trình, đề tài nghiên cứu và dự án triển khai KH&CN từ năm 2006 đến năm 2010
Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng chương trình 15 15 15 15 15 Xét duyệt : Đề tài Dự án 171 05 141 05 143 04 125 05 132 02 Nghiệm thu: Đề tài Dự án 130 03 100 01 114 03 131 03 99 05 Số lượng đề tài đã hỗ trợ triển khai 07 06 09 02 03 Kinh phí đã cấp (1000 đồng) 42.917.550 43.629.290 50.217.864 61.175.844 65.574.993 Ứng dụng sau nghiệm thu (A1): Số đề tài , dự án Tỷ lệ % 72 54,14 52 51,49 52 44,44 53 39.69 40 38,46 Ứng dụng sau
nghiệm thu (A2): Số đề tài, dự án Tỷ lệ % 49 36,84 35 34,65 39 33,33 47 35,07 27 25,96
Đề tài đặt hàng: Số lượng đề tài, dự án Tỷ lệ 42 32,31 48 47,52 38 32,49 37 27,62 29 27,89
Nguồn: P.QLKH & P.KHTC - Sở KH&CN TP. HCM (cập nhật 04/2011)
Ghi chú: (*) Tiêu chí ứng dụng:
- Mức A1: Kết quả sau khi nghiệm thu được tham khảo, in kỷ yếu hội thảo, trích đăng trên các tạp chí chuyên ngành, triển khai trong phòng thí nghiệm, là tiền đề cho việc triển khai nghiên cứu ứng dụng, ứng dụng dụng thử nghiệm tại 1 đơn vị, chuyển giao cho đơn vị đặt hàng triển khai v...v...
- Mức A2: Kết quả sau nghiệm thu được in thành sách, giáo trình giảng dạy, là cơ sở khoa học xây dựng các dự án đầu tư hoặc đưa vào nghị quyết, quyết định, xây dựng thành quy trình, qui chế,… trong quản lý, hoặc triển khai sản xuất, áp dụng thực tế ≥ 1 đơn vị.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá của Sở KH&CN, tỷ lệ ứng dụng sau nghiệm thu (A1+A2) theo thống kê của Sở KH&CN đạt khoảng 87 %. Trong đó, tỷ lệ ứng dụng sau nghiệm thu theo tiêu chí A2 chiếm khoảng 30-35% (giai đoạn 2001-2005 tỷ lệ ứng dụng theo tiêu chí A2 chiếm khoảng 25%- 30%). Tỷ lệ đặt hàng khoảng 40% và các đề tài đặt hàng đều được ứng dụng vào thực tế hoặc chuyển giao cho đơn vị đặt hàng có kế hoạch ứng dụng vào thực tế. Tổng kết năm 2009, tỷ lệ ứng dụng ở mức A2 là khoảng 26%, tuy nhiên đến tháng 12/2010 tỷ lệ ứng dụng ở mức A2 tăng lên 35,07%.
Phần lớn các đề tài và dự án KHCN do Giám đốc Sở quyết định và các đơn vị đặt hàng đều được ứng dụng tốt, nhiều đề tài và dự án đạt hiệu quả cao, được áp dụng trực tiếp vào công tác quản lý Nhà nước của các Sở ngành tại thành phố. Các đề tài nghiên cứu khoa học bám sát với mục tiêu của các chương trình đề ra và cơ bản đáp ứng, giải quyết những nhu cầu cấp bách của
Thành phố. Qua khảo sát, 86% người được khảo sát đánh giá là nội dung nghiên cứu phù hợp với nhu cầu thực tiễn trong phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, trong đó 32% đánh giá là rất phù hợp và chỉ có 14% cho rằng nội dung nghiên cứu chưa phù hợp với thực tiễn.
Kết quả này cho chúng ta một đánh giá tích cực về chất lượng hoạt động xây dựng mục tiêu của các chương trình khoa học và công nghệ với vai trò tư vấn của Ban chủ nhiệm các chương trình.
b- Chất lượng công tác xét duyệt, thẩm định
Với một quy trình chặt chẽ, trải qua nhiều bước xét duyệt, thẩm định và nghiệm thu bắt đầu từ khâu sơ tuyển, trong thời gian vừa qua, chất lượng hoạt động này đã được nâng lên rõ nét. Khảo sát cho thấy, nếu như giai đoạn 2000 – 2005, trên 15% các nhà khoa học đánh giá công tác này là chưa tốt, thì qua khảo sát lần này, tác giả đã thu được một kết quả khả quan hơn với 94% người được hỏi cho rằng công tác xét duyệt, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện tốt và rất tốt.
Xét duyệt, thẩm định là khâu then chốt, quyết định chất lượng của các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Kết quả trong giai đoạn vừa qua thể hiện việc rút kinh nghiệm sâu sắc từ đánh giá hoạt động giai đoạn 2000 – 2005. Qua việc rút kinh nghiệm này, Sở Khoa học và Công nghệ đã có những điều chỉnh hợp lý để khắc phục tình trạng thiên vị, thiếu nghiêm túc trong xét duyệt, thẩm định. Đó cũng là một kết quả tích cực của việc chuẩn hóa quy trình quản lý, quy củ và chặt chẽ hơn.
c- Chất lượng công tác quản lý
Quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học trong thời gian vừa qua, trước hết đã thể hiện sự nâng tầm của công tác quản lý đối với hoạt động này về cả nhận thức và thực tiễn. Qua khảo sát cho thấy, phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đánh giá rất cao vai trò của việc quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học với 80% đánh giá hoạt động này có vai trò rất quan trọng trong
tổng thể công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, và không có đánh giá thứ yếu đối với vai trò này. Toàn bộ quy trình từ hình thành đến sản phẩm hoàn chỉnh được kiểm soát thông qua một quy trình khoa học với những thủ tục và yêu cầu chặt chẽ (được đảm bảo) bằng các mục tiêu chất lượng.
Theo đó, khi được hỏi về chất lượng công tác quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có 34% đánh giá là rất tốt, 40% đánh giá tốt và 26% đánh giá công tác này chưa được thực hiện tốt. Tỷ lệ 26% đánh giá chưa tốt là một số liệu đáng quan tâm, nhưng nó là một kết quả đáng tin cậy vì thể hiện đặc thù của một quy trình hành chính với những hạn chế cố hữu. Song, với cái nhìn tích cực, có thể thấy, tỷ lệ hài lòng với công tác quản lý ở đây là cao, nếu không nói là rất cao. Điều này thể hiện hiệu quả và mức độ tin cậy đối với quy trình quản trị chất lượng hiện hành.
Khi đề cập đến việc ứng dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, có đến 86% người được hỏi đánh giá là tốt và rất tốt. Kết quả này cho thấy: (1) việc ứng dụng là cần thiết và phù hợp, đó cũng là xu thế chung trong cải cách hành chính của chúng ta hiện nay; (2) qua 05 năm thực hiện, quy trình quản lý này đã phát huy hiệu quả nhất định.
Tóm lại, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO vào quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và Công nghệ trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều mặt. Xét về tổng thể, việc ứng dụng, xây dựng dựng quy trình đã bước đầu khắc phục được sự trì trệ cố hữu của quản lý hành chính, đồng thời khẳng định xu hướng cải cách mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.