Phân tích và đánh giá trả lương của công ty trong giai đoạn 2012-2104 qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện trả lương tại công ty cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng (Trang 54)

qua nghiên cứu dữ liệu thứ cấp

3.3.1.1 Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp

a. Mức lương tối thiểu:

Căn cứ vào nghị định 103/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2015 quy định mức lương tối thiểu năm 2015 cho các doanh nghiệp khu vực nhà nước và thông tư 13/LĐTB&XH-TT ngày 10/4/1997 hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước thì mức lương tối thiểu của công ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Viglacera nằm trong khoảng 2.750.000 đồng và TlminDN. Trong đó TlminDN được xác định theo công thức:

TlminDN = (1 + kđc)Tlmin

Trong đó Tlmin = 2.750.000 đồng, do công ty đóng trên địa bàn Hưng yên và hoạt động trong lĩnh vực may mặc nên K1 = 0,1, K2 = 1,0 do đó Kđc = 1,1:

Mức lương tối thiểu hiện tại Công ty đang áp dụng là 3.000.000 đồng là hoàn toàn phù hợp với quy định của nhà nước.

b. Hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp:

Tại công ty Cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng đang áp dụng các thang, bảng lương sau:

Bảng 3.4: Tiêu chuẩn thang lương của công ty Cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng năm 2014

Chức vụ Lương khởi điểm Bậc số

(1) Công nhân 3.080.000

(2) Nhân viên văn phòng,

kỹ thuật 3.000.000 10 (3) Trợ cấp công việc A: 700.000 – 500.000 B: 450.000 - 300.000 C: 250.000 – 150.000 (4) Tổ trưởng 3.100.000 – 4.900.000 (5) Chuyền phó 4.500.000 – 5.000.000 (6) Chuyền trưởng 5.500.000 – 6.000.000 (7) Phó Phòng, Phó quản đốc các xưởng 6.000.000 – 6.600.000 (8) Quản đốc các xưởng SX có 3 chuyền. 6.200.000 – 7.000.000 (9) Quản đốc các xưởng SX có 4 chuyền 6.500.000 – 7.000.000 (10) Trưởng Phòng các Phòng ban. 7.500.000 – 8.500.000 ( 12) GĐ-Phó GĐ 8.250.000- 16.000.000

Bảng 3.5: Thang bậc lương nhân viên văn phòng, kỹ thuật công ty Cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng (Có 10 bậc)

ĐVT: triệu đồng.

Bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tiền

lương 3,00 3,30 3,60 3,90 4,20 4,50 4,80 5,10 5,40 5,70

Nhận xét:

Tiêu chuẩn thang lương của Công ty Cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng gồm 12 ngạch lương: Công nhân; Nhân viên văn phòng, kỹ thuật; Trợ cấp công việc; Tổ trưởng; Chuyền phó; Chuyền trưởng; Phó Phòng, Phó quản đốc các xưởng; Phó Phòng, Phó quản đốc phụ trách; Quản đốc các xưởng SX có 3 chuyền; Quản đốc các xưởng SX có 4 chuyền; Trưởng Phòng các Phòng ban; GĐ-Phó GĐ

Nhóm 1: Gồm toàn bộ các công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng của công ty. Ngạch này áp dụng hình thức trả lương sản phẩm tập thể. Đối với mỗi mặt hàng Công ty sản xuất sẽ xây dựng một đơn giá tiền lương cụ thể, làm căn cứ trả lương cho công nhân. Mỗi tháng công nhân sẽ được hưởng lương theo lượng sản phẩm làm ra nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu của ngạch lương công nhân của Công ty(3.080.000 đồng). Nếu lương sản phẩm thấp hơn sẽ được công ty bù bằng 3.080.000 đồng.

Nhóm 2: Gồm toàn bộ nhân viên văn phòng, kỹ thuật trong công ty. Và có 10 bậc lương. bậc 1 có hệ số bậc lương là 1,0 đến bậc 10 có hệ số bậc lương là 1,9. Với mức lương khởi điểm là 3.000.000 đồng/ tháng tương ứng với bậc lương 1 tại công ty. Mỗi bậc lương cách nhau 0,1.

Nhóm 3: Gồm lao động lao công, vệ sinh,… nhóm này được chia thành 3 bậc A, B và C hưởng mức lương như nhau và do trưởng phong tổ chức – hành chính quyết định. Sự khác nhau là mức trợ cấp đối với lao động thuộc bậc A là từ 500.000 đồng/tháng đến 700.000 đồng/tháng, bậc B từ 300.000 đồng/tháng đến 450.000 đồng/tháng, bậc C từ 150.000 đồng/tháng đến 250.000 đồng/tháng.

Nhóm 4: Gồm các tổ trưởng của các tổ. nhóm này có nhiệm vụ quản lý trực tiếp các công nhân và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm. Mức lương nhóm này được chia làm 6 bậc: từ 3.100.000 đồng/tháng đến 4.900.000 đồng/tháng.

Nhóm 5: Gồm các chuyền phó. Nhóm này có nhiệm vụ hỗ trợ các chuyền trưởng quản lý, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất công ty đã đề ra. Mức lương nhóm này được chia 2 bậc lương: 4.500.000 đồng/tháng và 5.000.000 đồng/tháng.

Nhóm 6: Gồm các chuyền trưởng, có nhiệm vụ trực tiếp nhận chỉ tiêu các mặt hàng sản xuất theo từng tháng, đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện các chỉ tiêu được giao và báo cáo trực tiếp lên cấp trên. Bộ phận này có 2 bậc lương: 5.500.000 đồng/tháng và 6.000.000 đồng/tháng.

Nhóm 7: Phó phòng, phó quản đốc các xưởng gồm 5 phó quản đốc và 7 phó phòng ban có nhiệm vụ cùng các quản đốc xưởng và trưởng phòng thực hiện các hoạt động theo dõi tiến độ thực hiện các đơn hàng, quản ký lao động,… có 3 bậc lương từ 6.000.000 đồng/tháng đến 6.600.000 đồng/tháng.

Nhóm 8, 9: Gồm 5 quản đốc xưởng sản xuất của công ty. Nhóm này có nhiệm vụ cùng các trưởng phòng phân chia nhiệm vụ, chỉ tiêu sản xuất theo từng quý; giám sát tiến độ hoàn thành chỉ tiêu đã giao. Dựa theo quy mô của khu vực nhà xưởng, lương của bộ phận quản đốc được chia thành 2 ngạch nhỏ: xưởng sản xuất 3 chuyền may và xưởng sản xuất 4 chuyền may. Bậc lương quản đốc xưởng 3 chuyền may: 6.200.000 đồng/tháng và 7.000.000 đồng/tháng; Bậc lương quản đốc xưởng 4 chuyền may: 6.500.000 đồng/tháng và 7.000.000 đồng/tháng.

Nhóm 10: Gồm 7 trưởng phòng ban, trực tiếp chịu trách nhiệm về công việc, nhiệm vụ của phòng mình. 3 bậc lương từ 7.500.000 đồng/tháng đến 8.500.000 đồng/tháng

Nhóm 11: Phó giám đốc, giám đốc công ty thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và kiểm soát hoạt động của các phòng ban, phân xưởng. Mức lương từ 8.250.000 đồng/tháng đến 16.000.000 đồng/tháng. Nhóm này không có bậc lương, mức lương do hội đồng quản trị quyết định.

c. Quy chế trả lương trong doanh nghiệp Quy chế trả lương của công ty gồm 8 phần Phần 1: các nguyên tắc chung

Quy chế trả lương quy định cụ thể về căn cứ xây dựng, nguyên tắc chung, phạm vi và đối tượng áp dụng.

Phần 2: nguồn hình thành quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương

Nguồn hình thành quỹ lương dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, quỹ tiền lương thực hiện dựa vào doanh thu thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quỹ tiền lương trực tiếp trả cho người lao động bằng 85%, quỹ tiền thưởng 5%, quỹ lương dự phòng 10%.

Phần 3: phân phối tiền lương

Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể đối với lao động trực tiếp sản xuất, lương theo thời gian đối với khối phục ụ sản xuất và lao động quản lý. Công ty chia tổng quỹ lương thành quỹ lương đơn giá, quỹ lương thời gian và quỹ lương chế độ.

Phần 4: Quy định trả lương trong những trường hợp đặc biệt

Những trường hợp đặc biệt như cử lao động đi học tập, công tác, những vị trí lao động chủ chốt, cần thu hút làm việc lâu dài tại công ty.

Phần 5: tăng lương và điều chỉnh lương

Quy định các nguyên tắc tăng, hạ bậc lương. Quy trình xếp bậc lương lao động, thẩm quyền. thời giam xây dựng, điều chỉnh thang bảng lương là 3 năm 1 lần. Xét nâng lương là 1 năm/1 lần đối với lao động quản lý và 6 tháng/1 lần đối với lao động phục vụ sản xuất

Phần 6: điều khoản thi hành:

Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, các quy chế trước đây được thay thế, loại bỏ. qui chế được sửa đổi, bổ sung khi có thay đổi, điều chỉnh khi Nhà Nước có quy định mới.

3.3.1.2 Tổ chức công tác trả lương trong doanh nghiệp

a. Đơn giá tiền lương

Công ty Cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng xây dựng một đơn giá tiền lương cho mỗi mặt hàng mà công ty sản xuất.

Vđg

Ti = m x ti x hi (i thuộc j)

tj x hj j=1

Trong đó: Ti : Tiền lương của người thứ i. Vđg : Đơn giá của 1 sản phẩm hoàn chỉnh.

ti: Thời gian sản xuất của người thứ i. hi : Hệ số cấp bậc thợ của người thứ i. m : Số lượng thành viên tham gia sản xuất.

Hệ số cấp bậc thợ trong công ty gồm có 5 bậc, cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Bảng hệ số cấp bậc thợ may tại Công ty Cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng STT Cấp bậc thợ Hệ số cấp bậc thợ 1 1 1,0 2 2 1,1 3 3 1,2 4 4 1,3 5 5 1,4 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Xác định đơn giá tiền lương: Bước 1:Tính định mức lao động

Bước 2:Xác định mức lương cấp bậc công việc.

Tính bình quân thời gian hoàn thành 1 sản phẩm đối với 1 lao động: BQ = 𝑡

𝑁

N là số lao động trong công ty Bước 3:Tính đơn giá

Công tác định mức và xác định đơn giá tại công ty Cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng được tính đến cho từng loại chi tiết sản phẩm mà mỗi nơi làm việc thực hiện.

Ví dụ:

Đối với mã hàng: 505499 ( quần soóc) Đơn vị sản xuất: tổ 19

Thời gian sản xuất: tháng 2/2015 Tổng lao động trong chuyền: 38 người Bình quân :35”/ Người

Năng suất : 484 sp Đơn giá may : 5.754 đồng

chị Đào Kim Cúc có bậc thợ 2, thuộc tổ may 9 có 38 người, sản xuất mặt hàng quần soóc có đơn giá hoàn chỉnh là 120.000đ.

Vđg Ti = m x ti x hi (i thuộc j) tj x hj j=1 120000 Ti = 38 x 748800 x 2=5333đ/sp  tj x hj j=1 b. Quỹ tiền lương

Nguồn hình thành quỹ lương chủ yếu được xác định qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty để dự đoán và phân phối tiền lương. Công ty Cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng xác định quỹ lương kế hoạch bằng cách:

𝑉𝑘ℎ = 𝑉𝑘𝑡+ 𝑉𝑘ℎđ𝑔 + 𝑉𝑘ℎ𝑐đ 𝑉𝑘ℎđ𝑔 = 𝑇𝐿𝑘ℎá𝑐 × 𝐿𝑘ℎ × 12 𝑡ℎá𝑛𝑔

𝑉𝑘ℎ𝑐đ = 𝑉𝑏𝑠+ 𝑉𝑡𝑔 Trong đó:

𝑉𝑘𝑡: quỹ lương kỳ trước chuyển sang 358.468.000 đồng

𝑇𝐿𝑘ℎá𝑐: Tiền lương bình quân kế hoạch đã điều chỉnh 3.862.000 đồng năm 2014 𝐿𝑘ℎ: Lao động kế hoạch năm 2014: 974 người

𝑉𝑘ℎđ𝑔 = 3.862.000 x 974 x12 tháng = 54.139.056.000 đồng 𝑉𝑏𝑠: quỹ lương làm thêm giờ

Quỹ lương làm thêm giờ năm 2014: 97.574.000 đồng Quỹ lương bổ sung năm 2014: 8.863.400.000 đồng

Tổng tiền lương kế hoạch của công ty năm 2014: 54.139.056.000 + 97.574.000 + 8.863.400.000 = 63.100.030.000 đồng.

3.3.1.3 Các hình thức tiền lương

a. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể

Đối tượng áp dụng: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với

lao động trực tiếp sản xuất như: công nhân may, cắt, là, đóng gói. Hình thức này, tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm mà bộ phận xuất ra và đơn giá trả cho một sản phẩm.

Áp dụng theo công thức:

Lương tháng = Lương sản phẩm + Lương tăng giờ + Phụ cấp vào chuyền

Trong đó :

Lương sản phẩm được tính theo công thức: Vsp = Ti x Q

Vsp: Tiền lương theo sản phẩm. Ti : Đơn giá 1 sản phẩm.

Q : Số lượng sản phẩm hoàn chỉnh. MPC: Mức phụ cấp

T : số ngày công

Lương tăng giờ (Vđg x Q x HSTG): số giờ làm thêm ngoài thời gian quy định của công ty với định mức tối thiểu: 2.000.000 đồng/ tháng. Tiền lương tăng giờ trả theo lương sản phẩm của cá nhân trong kỳ, hưởng theo các bậc hệ số tăng giờ (HSTG) kahcs nhau. Cụ thể như sau:

Các chuyền may:

Từ trên 2.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng : Được cộng 6% lương SP. Từ trên 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng : Được cộng 10% lương SP. Từ trên 3.000.000 đồng trở lên : Được cộng 15% lương SP.

Phụ cấp vào chuyền (MPC x T): Người lao động phải tham gia đủ số ngày công(T) và tập thể đạt mức được giao cho những ngày vào chuyền theo mức dưới đây thì được phụ cấp thêm (MPC). Cụ thể như sau:

Sau 5 ngày với mẫu hàng có đơn giá may từ 100.000 đồng đến dưới 150.000 đồng.

Sau 6 ngày với mẫu hàng có đơn giá may từ 150.000 đồng trở lên.

Ví dụ: chị Đào Kim Cúc có bậc thợ 2, thuộc tổ may 9 có 38 người, sản xuất mặt hàng quần soóc có đơn giá hoàn chỉnh là 120.000đ, làm đủ 26 ngày trong tháng 2/2015, làm thêm ngoài giờ 10 tiếng tạo ra giá trị sản phẩm là 2.746.000 đồng. Số lượng sản phẩm tổ may 9 hoàn chỉnh 484 sản phẩm. đơn giá sản phẩm của chị là 5.333 đồng.

Giá trị sản phẩm 2.746.000 đồng nên chị Đào Kim Cúc sẽ được cộng 10% lương sản phẩm.

Chị Đào Kim Cúc là lao động mới vào chuyền, sản xuất mặt hàng có đơn giá 120.000 đồng và làm đủ 26 ngày trong tháng 2 nên sẽ được hưởng phụ cấp thêm 10.000 đồng/ công.

Lương tháng = Lương sản phẩm + Lương tăng giờ + Phụ cấp vào chuyền Vsp = Ti x Q + Ti x HSTG + MPC x T

= 5333 x 484 x (1 + 10%) + 10.000 x 20

= 3.040.000 đồng

b. Hình thức trả lương theo thời gian

Đối với khối phục vụ sản xuất

Đối với lao động gián tiếp do sản phẩm tạo thành không mang tính chất định lượng nên công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.Với hình thức trả lương này công ty sẽ rất thuận lợi trong cách tính lương bởi tính theo cách này rất dễ hiểu, dễ quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho cả người quản lý và công nhõn khi tính tiền lương.

Trong hình thức này thì tiền lương mà người lao động nhận được sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế của người lao động với điều kiện người lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng. Được áp dụng đối với các Phòng ban của công ty

Cách tính lương:

TL = MLCB x HSL

Trong đó:TL : Tiền lương của bản thân. MLCB : Mức lương cơ.

HSL : Hệ số lương người lao động.

Hưng Yên thuộc khu vực kinh tế II nên áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 2.750.000 đồng (Theo điều 3, tại nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng núi đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động), tuy nhiên, dựa theo tình hình thực tế và mong muốn của người lao động, mứa lương khi vào công ty đối với nhân viên văn phòng là 3.000.000 đồng.

Ví dụ: Chị Nguyễn Phương Thanh, làm việc tại Phòng tổ chức hành chính, có bậc lương 4, hệ số 1,4.

𝑇𝐿 = 𝑀𝐿𝐶𝐵 𝑥 𝐻𝑆𝐿

𝑇𝐿 = 3.000.000 𝑥 1,4 = 4.200.000 đồng

Hiện nay công nhân viên trong công ty làm việc 6 ngày 1 tuần được nghỉ chủ nhật.

Đối với bộ phận quản lý

Bộ phận quản lý gồm có các tổ phó, tổ trưởng, chuyền phú, chuyền trưởng, phụ trách các bộ phận, phó quản đốc, quản đốc, trưởng phó các phòng ban và các cấp tương đương trở lên.

Tiền lương của bộ phận quản lý được trả theo công thức sau:

TL = MLQL x (HSL + HSTN)

Trong đó: TL : Tiền lương của bản thân. MLQL : Mức lương quản lý. HSL : Hệ số lương quản lý.

HSTN : Hệ số trách nhiệm của bản thân.

Ví dụ: Anh Trần Trung Hiếu hiện là phó quản đốc xưởng may 1, hiện hưởng lương bậc 2 của vị trí phụ trách, hệ số lương 1,08 , phụ cấp trách nhiệm 0,2.

3.3.2 Phân tích và đánh giá trả lương của công ty trong giai đoạn 2012-2104 qua nghiên cứu dữ liệu sơ cấp qua nghiên cứu dữ liệu sơ cấp

3.3.2.1 Chính sách tiền lương của công ty

Chính sách tiền lương của công ty gồm 3 mội dung chính: mức lương tối thiểu, hệ thống thang bản lương, quy chế trả lương. Công ty áp dụng nội dung này nên toàn bộ công nhân viên. Tuy nhiên mức độ nhận biết về tầm quan trọng của chính sách tiền lương đối với người lao động.

Nguồn: tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện trả lương tại công ty cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)