Xã hội – thị trường lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện trả lương tại công ty cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng (Trang 34 - 36)

2.3.4.1 Xã hội

Chi phí sinh hoạt: Do tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, là nguồn chủ yếu để người lao động chi trả cho bản thân và gia đình của họ. Chính vì tiền lương trả cho người lao động không những phải đảm bảo tương xứng với cống hiến của họ mà còn phải đảm bảo cho người lao động có cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người lao động và gia đình họ. Điều đó có nghĩa là tiền lương trả cho người lao động phải phù hợp với chi phí sinh hoạt. Khi chi phí sinh hoạt tăng lên thì tiền lương trả cho người lao động cũng phải tăng lên.

Trình độ phát triển của xã hội: Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì con người ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của mình trong mọi lĩnh vực, họ đã nhận thức và có sự đánh giá, nhìn nhận đối với giá trị sức lao động của mình, khả năng của mình. Do vậy để thu hút nhân tài và khiến họ gắn bó hơn với doanh nghiệp thì việc xây dựng mức lương trong mỗi doanh nghiệp phải được xem xét, cân đối với mức lương chung trên thị trường, cân đối với mức lương chung cho toàn ngành, phù hợp với trình độ phát triển của xã hội để việc trả lương cho người lao động vừa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của họ vừa đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

2.3.4.2. Thị trường lao động

Thị trường lao động: Có thể nói thị trường lao động có ảnh hưởng mạnh nhất và trực tiếp nhất đến tiền lương của người lao động. Để duy trì và phát triển đội ngũ lao động lành nghề thì doanh nghiệp cần theo sát thị trường để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, mức lương mà người lao động nhận được có xu hướng bị giảm xuống.Ngược lại khi cung lao động nhỏ hơn cầu lao động thì vẫn khối lượng công việc như trước nhưng người lao động có thể nhận được mức lương cao hơn do có sự cạnh tranh trong thu hút lao động giữa các doanh nghiệp.

Sự phát triển của nền kinh tế: Sự hưng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới việc ấn định mức lương chung của một đất nước và của từng doanh nghiệp. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì tỷ lệ lao động không có việc làm gia tăng. Khi đó các công ty có khuynh hướng thu hẹp quy mô, không tăng lương thậm chí còn giảm lương đối với nhân viên của doanh nghiệp. Ngược lại khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, các công ty lại có khuynh hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, tiền lương của người lao động có thể được tăng lên.

Lực lượng lao động trong ngành: trùy vào từng ngành nghề, từng hình thức kinh doanh mà nhu cầu sử sụng lao động của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau. Cơ cấu lao động theo trình độ có ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Các quy định của nhà nước: Các quy định của nhà nước về tiền lương có ảnh hưởng lớn đến công tác trả lương đặc biệt mức lương tối thiểu áp dụng trong các doanh nghiệp. Dù áp dụng hình thức trả lương theo thời gian hay trả lương theo năng suất thì doanh nghiệp vẫn phải xây dựng mức lương tối thiểu và mức lương tối thiểu áp dụng trong doanh nghiệp không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chính vì vậy, khi mức lương tối thiểu của nhà nước tăng lên thì mức lương tối thiểu của doanh nghiệp cũng phải

tăng lên. Mặt khác mức lương trả trong các doanh nghiệp chỉ được phép giao động trong khung lương quy định của nhà nước.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện trả lương tại công ty cổ phần May và Thương mại Mỹ Hưng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)