Qua khảo sát tình hình thực tế ở công ty hiện nay, tác giả thấy rằng ý thức chấp hành nội quy, quy chế lao động chưa được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao: công nhân thường xuyên đi lại lộn xộn bừa bãi trong giờ nghỉ giải lao, không mang dép bảo hộ khi vào khu sản xuất.... Chính vì vậy công ty cần phải tăng cường giáo dục nội quy, quy chế lao động hơn nữa để biến nó thành sự tự giác chấp hành của người lao động như:
- Người lao động trước khi được bố trí làm việc phải được học nội qui chế, qui trình công tác, qui phạm an toàn VSLĐ, luật lao động... do cán bộ của công ty dạy và phải chấp hành những nội qui đó.
- Trong quá trình làm việc phải theo sự chỉ huy lãnh đạo của cán bộ. Khi được phân công công việc gì thì phải làm tốt việc đó không được làm việc riêng trong giờ làm việc, không nói chuyện, đi lại lộn xộn gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, khi ra vào đơn vị phải xin phép lãnh đạo. Bên cạnh đó, cần xtác giả xét đánh giá lại ý thức, trách nhiệm thái độ làm việc của từng người, tiến hành thưởng phạt kinh tế đối với những người không chấp hành tốt những nội quy đó, để công tác trả lương thể hiện đày đủ hơn nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.
Ngoài ý thức ra thì tư tưởng của người lao động cũng là một nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. Bên cạnh các phương pháp giáo dục nội quy ra công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống của cán bộ công nhân viên, gần gũi và quan tâm giúp đỡ họ không những về vật chất mà còn cả tinh thần như : sinh nhật, cưới xin hoặc tổ chức các cuộc thi gia đình văn hoá, mẹ khoẻ con ngoan, tổ chức thăm quan nghỉ mátsau những ngày làm việc liên tục ,căng thẳng.Và cũng cần phải cảnh giác, có những biện pháp ngăn chặn những hành vi phá hoại làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và làm giảm uy tín của công ty.
Hiện nay năng lực, trình độ của cán bộ quản lý và công nhân ở công ty vẫn còn nhiều bất cập. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình đổi mới hoạt động của công ty, hội nhập kinh tế, đón bắt cơ hội thị trường, công ty phải chú trọng có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ để tiếp thu công nghệ mới cho CBCNV.
Chất lượng cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ rất thấp ,tỷ lệ đại học không nhiều ,mà để quản lý tốt thì phải đạt đến một trình độ nào đó ,vì vậy công ty cần bồi dưỡng đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Gửi đi học ở những lớp nghiệp vụ ngắn hạn để cập nhật, nâng cao trình độ(nhất là cán bộ lao động tiền lương, cán bộ kỹ thuật). Cử người đi học các lớp tại chức ngắn hạn, dài hạn về các lĩnh vực như tin học, kiến thức mới XNK. tài chính kế toán, văn phòng, quản trị kinh doanh. Mời chuyên gia trong và ngoài nước tập huấn tại công ty cho đội ngũ cán bộ quản lý về các lĩnh vực:quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, công tác kỹ thuật và quản lý tổ sản xuất, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO...
Đối với công nhân sản xuất phải thường xuyên đào tạo tại chỗ nâng cao tay nghề, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi thợ giỏi, đào tạo liên nghề cho công nhân, đào tạo giác mẫu trên máy vi tính cho công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên công ty cần có chính sách ưu tiên tuyển chọn lao động có tay nghề vào làm việc để giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo. Sau khi tuyển công ty cần phải mở lớp đào tạo kỹ càng khắc phục tình trạng như hiện nay, chỉ là dạy biết may, thời gian đào tạo ngắn cho nên chất lượng đào tạo rất thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.