Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Trang 82)

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

- Ngân hàng cũng có nhiều hạn chế trong việc thẩm định cho vay. Việc theo dõi tình hình tài chính của khách hàng cũng nhƣ việc thẩm định, kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay tuy có thực hiện nhƣng không thƣờng xuyên

và thiếu chặt chẽ. Mặt khác, cũng chƣa có sổ tay quy trình tín dụng cụ thể nên các cán bộ tín dụng chủ yếu thẩm định dựa vào kinh nghiệm của bản thân do đó mặc dù trình độ cán bộ của ngân hàng khá tốt nhƣng vẫn không tránh khỏi những thiếu xót trong quá trình thẩm định gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.

- Ngân hàng vẫn có tâm lý coi trọng tài sản hơn là xem xét tính khả thi của dự án. Nhƣ chúng ta đã biết, nguồn để khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng là lợi nhuận thu đƣợc từ phƣơng án sản xuất kinh doanh mà khách hàng đã đề xuất trong hồ sơ vay vốn. Chỉ khi khách hàng làm ăn thua lỗ (do nhiều nguyên nhân khác nhau) không có nguồn để trả nợ thì ngân hàng mới phải phát mại tài sản đảm bảo để thu nợ. Nhƣng hiện nay tại ngân hàng vẫn giữ tâm lý chỉ coi trọng tài sản đảm bảo mà không chú ý đến tính khả thi của phƣơng án sản xuất kinh doanh mà khách hàng đề ra. Chính vì vậy, đã có rất nhiều đơn đề nghị vay vốn để thực hiện những dự án khả thi nhƣng bị ngân hàng từ chối do không có tài sản đảm bảo.

- Ngân hàng chƣa có bộ phận chuyên trách về vấn đề thông tin. Các cán bộ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến thu thập, xử lý thông tin, do thiếu thông tin thƣơng mại về tình hình giá cả, cung cầu biến động của thị trƣờng nên không lƣờng trƣớc đƣợc các rủi ro nhƣ: không đánh giá đúng tiềm năng kinh doanh của khách hàng, không đánh giá đúng giá trị trong tƣơng lai của tài sản đảm bảo…Tất cả những điều trên đều ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

- Chiến lƣợc khách hàng của ngân hàng còn hạn chế. Các cán bộ tín dụng còn thụ động trong cho vay. Trong trƣờng hợp các điều kiện vay không đƣợc đáp ứng, ngân hàng cũng không chủ động cùng khách hàng tìm các biện pháp tháo gỡ mà chỉ trông chờ vào các đề xuất của khách hàng. Ngân hàng cũng không chủ động tìm kiếm khách hàng mới cũng nhƣ đẩy mạnh trong việc khai thác cacs sản phẩm dịch vụ mới.

có các chi nhánh tại 9/11 địa bàn huyện. Đây là điểm yếu rất lớn của BIDV Hà Giang hiện nay trong việc mở rộng thị phần của mình trong việc huy động cũng nhƣ cho và phát triển các dịch vụ ngân hàng.

*. Nguyên nhân từ phía khách hàng.

- Do một số khách hàng thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng, chụp giật, lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích xin vay. Khi xin vay vốn thì đƣa ra một phƣơng án có tính khả thi cao và hấp dẫn, Nhƣng khi đƣợc vay rồi thì lại sử dụng số tiền đó vào mục đích khác có rủi ro và lợi nhuận cao hơn. Điều này gây rủi ro cho ngân hàng và ngân hàng buộc phải chịu hậu quả.

- Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng yếu kém dẫn đến làm ăn thua lỗ và mất khả năng trả nợ.

- Số liệu tài chính của khách hàng không trung thực. Các doanh nghiệp vay vốn luôn tìm cách đối phó với ngân hàng thông qua việc cung cấp các số liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này đã đƣợc các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện không đúng các cơ chế kế toán đã ban hành. Điều nay gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để đƣa ra quyết định đầu tƣ đúng đắn.

*. Nguyên nhân khác.

- Tình hình kinh tế - xã hội và lạm phát của đất nƣớc nói chung và của tỉnh nói riêng đã ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây hạn chế đến nguồn trả nợ cho ngân hàng.

- Chƣa có môi trƣờng pháp luật đồng bộ, các cơ quan pháp luật chƣa cƣơng quyết cùng với ngân hàng trong việc phát mại tài sản khi khách hàng làm ăn thua lỗ do chủ quan gây ra không trả đƣợc nợ, các hồ sơ khi chuyển sang toà thụ lý và giải quyết phải mất thời gian dài và tốn kém chi phí.

- Ngân hàng cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh.

và hoạt động kinh doanh tiền tệ nên chƣa có sự phối hợp đồng bộ, tích cực với ngân hàng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan. Không ít ngƣời cho rằng, việc cho vay, thu nợ là việc của riêng ngân hàng, trong khi thực tế có nhiều khoản vay ngân hàng đã thực hiện theo đúng quy định của nhà nƣớc mà vẫn không thu hồi đƣợc nợ, bởi lúc đó nó đã vƣợt ra khỏi chức năng và khả năng của ngân hàng. Mặc dù đã có nhiều thông tƣ liên tịch giữa NHNN và các bộ ngành liên quan hƣớng dẫn việc thực hiện các vấn đề có liên quan đến hoạt động của ngân hàng, nhƣng trong thực tế đòi hỏi sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các cơ quan này để hoạt động ngân hàng ngày càng tốt hơn.

Trên đây là những kết quả đã đạt đƣợc và những mặt còn tồn tại trong công tác tín dụng của BIDV Hà Giang cũng nhƣ nguyên nhân của chúng. Hiểu đƣợc các hạn chế, tìm ra các nguyên nhân sẽ giúp ngân hàng dễ dàng đề ra các biện pháp nhằm tận dụng những ƣu thế và khắc phục những hạn chế để từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng ngân hàng. Đồng thời phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng tỉnh Hà Giang vững mạnh, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Trang 82)