Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ GIANG
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Giang
4.2.1. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn và tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng
4.2.1.1. Hoàn thiện chính sách huy động vốn
Tỷ lệ vốn huy động tại chỗ so với tổng dƣ nợ cho vay ngày càng giảm, sự lệ thuộc của chi nhánh vào vốn điều hòa chung toàn hệ thống BIDV Viêt Nam ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách mở rộng đầu tư tín dụng phát triển kinh tế trên địa bàn. Để khắc phục khó khăn này, không còn cách nào khác là phải phát huy nội lực để tăng nhanh vốn huy động tại chỗ.
Do vậy cần phải có chính sách huy động vốn phù hợp, linh hoạt đối với từng chi nhánh, từng phòng giao dịch, từng bộ phận và đến từng cá nhân sao cho tạo được sự đồng lòng trong huy động vốn. Cần hướng vào khách hàng tiềm năng, lâu dài trên địa bàn tỉnh, nhất là dân cư và những người làm công ăn lương, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Tuy nhiên cần tránh giao chỉ tiêu cho từng cá nhân nhƣ cách làm hiện nay tại BIDV Hà Giang, bởi sẽ gây áp lực nặng nề đối với nhân viên ngân hàng, gây nên không khí căng thẳng trong môi trường làm việc, mà chỉ nên có sự động viên khen thưởng khi có thành tích trong huy động vốn.
4.2.1.2. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng
Nền kinh tế càng phát triển, lượng cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh, song xu hướng cho vay lại chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn. Hình thức cho vay nhƣ hiện nay có một số hạn chế nhƣ: rủi ro tập trung vào một khách hàng, hàng hóa luân chuyển chƣa tương xứng với sự luân chuyển của vốn tín dụng…Để có thể mở rộng cho vay với chất lƣợng cao cần đa dạng hóa các hình thức cho vay để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trong đó, cần đa dạng các sản phẩm cho vay, và có cơ cấu hợp lý giữa các nhóm đối tƣợng khách hàng cũng nhƣ giữa các nhóm ngành nghề, để hạn chế rủi ro. Tập chung cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh, đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng đời sống tập chung ở nhóm khách hàng hưởng lương và trợ cấp, thực hiện chiết khấu các giấy tờ có giá là một nghiệp vụ quan trọng và tiện ích vì chiết khấu không làm đóng băng nguồn vốn của ngân hàng: do thời hạn ngắn, lại có thể chiết khấu trong trường hợp cần thiết nên khoản vốn của ngân hàng nhanh chóng đƣợc giải phóng, nâng cao tính thanh khoản trong quản lý tài sản có của ngân hàng. Mặt khác, trong ngắn hạn cũng giúp cho ngân hàng có thể dự đoán đƣợc sự phát triển của nền kinh tế khi quyết định có chiết khấu hay không. Đồng thời, tạm ứng vốn trong nghiệp vụ chiết khấu sẽ tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng: khi thực hiện chiết khấu, số tiền cấp cho khách hàng đƣợc chuyển sang tài khoản tiền gửi, số tiền này có thể đƣợc sử dụng, như vậy đã tạo ta nguồn vốn cho ngân hàng, và ngân hàng cũng được hưởng toàn bộ tiền lãi thu trên số tiền ứng cho khách hàng. Hiện nay, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá tại BIDV Hà Giang là rất nhỏ bé nên ngân hàng cần có biện pháp mở rộng hoạt động này nhằm nâng hiệu quả hoạt động.
4.2.1.3. Thiêt lập và quản lý hạn mức dư nợ trung, dài hạn theo hướng bảo đảm khả năng thanh khoản và hạn chế rủi ro
Các dự án vay vốn nói chung bao gồm các dự án về đầu tƣ kinh doanh bất động sản, đầu tƣ khai thác mỏ, thủy điện, trồng rừng... đòi hỏi vốn lớn và thời gian đầu tƣ dài. Trong khi cơ cấu nguồn vốn hiện tại BIDV Hà Giang,
cũng nhƣ các NHTM trên địa bàn thì tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi thanh toán, tiền gửi kỳ hạn ngăn là chủ yếu. Vì vậy, khả năng thanh toán thấp do mất cân đối kỳ hạn là khó tránh khỏi. Dƣ nợ trung, dài hạn của BIDV trong những năm gần đây chiếm khoảng trên 80% tổng dƣ nợ và phần lớn là có thời gian vay từ 3 năm trở lên, trong khi cơ cấu nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 2 năm chiếm từ 70% - 80% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn ủy thác đầu tƣ (chủ yếu là nguồn có thời hạn từ 5 năm trở lên) rất thấp. Mặt khác Nguồn vốn trung và dài của chi nhánh tập trung vào một số ít khách hàng theo phương thức cho vay đồng tài trợ chiếm tỷ lệ rất lớn chiếm 53% trên tổng dư nợ, gồm 8 khách hàng, nhƣ vậy có thể thấy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro rất lớn nếu một trong số các khách hàng này gặp rủi ro trong kinh doanh không trả đƣợc nợ theo cam kết.
Trước thực tế này, đòi hỏi phải tái thiết lập và quản lý hạn mức tín dụng trung dài hạn theo tỷ lệ hợp lý để hạn chế rủi ro thanh khoản, và rủi ro mất vốn. Tỷ lệ dƣ nợ trung, dài hạn cần thiết lập trên cơ sở nguồn vốn tự có của BIDV, các nguồn vốn ủy thác cần thực hiện nghiêm túc theo các quy định hiện hành của Thống đốc NHNN. Đồng thời, phải có tỷ lệ tương xứng giữa thời gian huy động vốn có kỳ hạn và thời gian cho vay trung dài hạn. Cần chia nhỏ thành: hạn mức dư nợ trung hạn dưới 3 năm, từ 3 đến 5 năm và hạn mức cho vay dài hạn trên cơ sở cân đối kế hoạch là loại kỳ hạn nguồn vốn.
Hạn mức dƣ nợ trung, dài hạn ngoài việc phải bảo đảm khả năng thanh khoản, chính sách tín dụng của BIDV Hà Giang đối với phát triển kinh tế cần hướng tới hiệu quả sinh lời của vốn đầu tư. Vốn cho vay trung dài hạn góp phần tạo vốn mồi để mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ mới; trong khu vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xây dựng, phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, là trung tâm tạo lập con, cây, công nghệ nông nghiệp cho nông nghiệp. Do đó, cần phối hợp tốt việc quản lý hạn mức tín dụng theo ngành để có thể cân đối cung - cầu, hạn chế rủi ro giá cả sản phẩm,... là điều kiện quan trọng trong quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng, là cơ sở
quan trọng để ngân hàng thu đƣợc nợ. Mặt khác, hiệu quả các dự án đầu tƣ trung, dài hạn phụ thuộc nhiều vào khả năng tổ chức sản xuất của chủ dự án, do đó cần đầu tƣ vốn phù hợp với khả năng quản lý của khách hàng, sẽ tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả hơn và cũng là tạo khả năng cho ngân hàng thu hồi được vốn đầu tư. Sự tương tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng.
4.2.1.4. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ
Để nâng cao chất lƣợng tín dụng, ngân hàng không chỉ quan tâm đến việc mở rộng tín dụng mà còn phải quan tâm đúng mức tới công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm làm giảm các khoản nợ xấu. Công tác kiểm tra, kiểm soát đƣợc đề cập không chỉ đơn thuần kiểm tra khách hàng mà quan trọng hơn là phải kiểm tra, giám sát việc làm của các cán bộ lãnh đạo nhằm giúp cho họ tuân thủ đầy đủ theo đúng quy trình, quy chế nghiệp vụ, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả theo đúng pháp luật.
Phải đẩy mạnh và tăng cường công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới. Đặc biệt là cấp trên phải kiểm tra các khoản tín dụng lớn, kiểm tra việc chuyển nợ quá hạn có kịp thời không, kiểm tra việc phân cấp quyền phán quyết để tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
Tăng cường công tác kiểm tra đối với các mặt hoạt động của ngân hàng.
Hàng năm nên thuê các công ty kiểm toán lớn, có uy tín để kiểm toán vì có nhƣ vậy thỡ chất lƣợng tớn dụng mới dƣợc thể hiện một cỏch rừ nột và chớnh xác hơn.
Cải tiến lại hệ thống kiểm soát nội bộ, một mặt nâng cao trách nhiệm, quyền lợi, mặt khỏc phải cú quy định rừ về trỏch nhiệm kiểm soỏt khi khụng phát hiện ra các sai phạm nghiêm trọng trong địa bàn hoặc khu vực đƣợc cấp trên giao cho kiểm soát.
4.2.1.5. Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp loại khách hàng tín dụng đảm bảo tính chính xác và đầy đủ
Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng tín dụng còn gọi là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, là một cấu phần quan trọng trong hệ thống
tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. Việc đƣa ra hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tốt sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng toàn hệ thống cũng nhƣ chi nhánh và thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sát với thực tế. Hệ thống xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro trên cơ sở đánh giá các yếu tố định tính và định lƣợng phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tƣợng khách hàng và tính chất rủi ro của từng khoản vay.
Thực tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang, do điệu kiện mặt bằng chung về trình độ dân trí còn thấp chính vì vậy việc thu thập thông tin từ phía khách hàng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu tính thường xuyên và chính xác, vì vậy công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ thường bị các TCTD xem nhẹ, dẫn đến thông tin để quyết định xét duyệt khoản vay thiếu chính xác. Điểm mấu chốt trong khắc phục tình trạng khách hàng cung cấp thông tin không chính xác cần có một đội ngũ cán bộ với khả năng về trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu về địa bàn cũng nhƣ khách hàng, từ đó xây dựng hệ thông thông tin khách hàng đảm bảo tính cập nhật thường xuyên liên tục.
4.2.1.6 Thực hiện triệt để và có hiệu quả việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bằng phương pháp định tính.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 v/v “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” đã có quy định đối với việc phân loại nhóm nợ theo phương pháp định tính. Tuy nhiên, hầu hết các quy định nội bộ của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang về việc ban hành qui định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng chỉ mới căn cứ vào yếu tố định lƣợng là chủ yếu. Theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa vào kết quả xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ, tức dựa vào các yếu tố định tính, qua đó xác định chính xác mức độ rủi ro cũng nhƣ, phản ánh nhóm nợ kịp thời và chính xác, ngay cả khi khoản nợ đó vẫn trong hạn vay đã thỏa
thuận.
4.2.1.7. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề Muốn làm tốt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu cần phải giải quyết tốt ba vấn đề cơ bản nhƣ sau:
Một là, phân loại chi tiết loại nợ xấu
Thực hiện đánh giá, phân tích để phân loại nợ xấu thành các nhóm nhƣ khách quan, chủ quan, có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc thực thi kế hoạch trả nợ, chây ỳ trong việc trả nợ, có tài sản đảm bảo tiền vay, không có tài sản đảm bảo tiền vay... để từ đó tìm ra các nguyên nhân và có những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.
Hai là, có kế hoạch cụ thể xử lý nợ xấu
Từng Chi nhánh, từng phường giao dịch cần chủ động xây dựng phương án xử lý, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý thu hồi. Thành lập các Tổ xử lý nợ thu hồi nợ, trong đó lãnh đạo phụ trách tín dụng làm tổ trưởng. Hàng tuần, tổ xử lý nợ họp để đánh giá kết quả xử lý trong tuần và thống nhất chương trình hoạt động của tuần tới. Hàng tháng tại cuộc họp giao ban tại chi nhánh, các đơn vị trực thuộc báo cáo kết quả xử lý thu hồi nợ xấu để giám đốc chi nhánh giao nhiệm vụ xử lý tiếp theo. Thực hiện phân công giao nhiệm vụ, giao trách nhiệm, giao khoán thu nợ nhƣ một chỉ tiêu chính của hoạt động tín dụng. Đồng thời gắn trách nhiệm đối với CBTD để nợ quá hạn phát sinh trong quá trình quản lý hoạt động tín dụng.
Ba là, tranh thủ sự hỗ trợ và phối kết hợp chặt chẽ trong xử lý nợ xấu Tranh thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phương, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng chây ỳ, khó thu. Đối với nợ quá hạn, trường hợp khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan bất khả kháng nhƣ thiên tai, biến động bất lợi của giá cả hàng hóa, ốm đau đột xuất. cần phải xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để tháo gỡ khó khăn nhƣ: gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản xuất để tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. CBTD phải là người gần gũi với khách hàng để đề xuất các biện pháp nghiệp vụ, tư vấn cho
khách hàng kể cả về phương diện quản lý, tiêu thụ sản phẩm, giá cả để giúp khách hàng vƣợt qua khó khăn. Khi trả nợ, nếu khách hàng vẫn tiếp tục gặp khó khăn có thể thực hiện miễn giảm lãi trong khuôn khổ và khả năng cho phép để thể hiện thiện chí của BIDV Hà Giang. Làm tốt đƣợc công tác này, mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng khăng khít hơn, người có nợ quá hạn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc trả nợ.
4.2.2. Nhóm giải pháp nhằm phát triển và mở rộng mạng lưới