Các vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Trang 23 - 28)

1.3. Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.1. Các vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động tín dụng của NHTM

Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý”. Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hoạt động. Nó phát sinh từ sự phân công lao động trong xã hội, cần thiết phải phối hợp hành động của các các nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển trung tâm, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu chung của tổ chức (Nguyễn Văn Chinh, 2006, trang 45).

1.3.1.2. Quản lý hoạt động tín dụng NHTM

Để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình hoạt động, các ngân hàng phải có một chính sách quản lý. Đó chính là những hoạt động đƣợc xuất phát từ nhu cầu, mục tiêu chung và hướng vào việc điều hòa các nguồn lực con người, vật chất sao cho với chi phí thấp nhất để đạt được mục đích, mục tiêu nhất định. Mục tiêu cơ bản của nhà quản lý ngân hàng hướng tới đó là:

- Tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng.

- Giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

- Đảm bảo khả năng thanh toán cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Hướng tới những mục tiêu trên nhiệm vụ của các nhà quản lý ngân hàng cụ thể nhƣ sau:

- Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh ngân hàng:

+ Xây dựng chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của NHTM, chiến lƣợc trong từng nghiệp vụ kinh doanh cụ thể.

+ Thiết lập các mục tiêu kinh doanh, mục tiêu hoạt động tín dụng, quản lý danh mục cho vay, thiết lập quy trình cho vay, các chính sách có liên quan, các biện pháp chủ yếu và thời hạn để thực hiện các mục tiêu đó.

+ Xác định nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu của NHTM, bao gồm các nguồn lực nhƣ nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ, mạng lưới...

- Lãnh đạo, chỉ đạo: bố trí, phân bổ các nguồn lực vào các khâu công việc để thực hiện các kế hoạch, chiến lược, các chương trình, mục tiêu đã hoạch định của NHTM.

- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình để thực hiện đƣợc các mục tiêu đề ra của NHTM trong toàn hệ thống, từng cấp, từng bộ phận, mô hình cho vay, mô hình xét duyệt tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.

- Kiểm tra, kiểm soát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện dựa trên đường lối và các tiêu chuẩn, mục tiêu, chính sách, quy định trong hoạt động cho vay ở các cấp khác nhau, các cá nhân khác nhau trong từng cấp của mỗi NHTM.

Quản lý ngân hàng đƣợc xem là những quá trình hoạt động, cái mà nhà quản lý mang lại chính là phần thặng dƣ mà ngân hàng có đƣợc nhờ tiến hành các hoạt động quản lý có hiệu quả, nhờ duy trì và tuân thủ nguyên tắc đạt đƣợc kết quả tối đa với một chi phí tối thiểu (Thái Văn Đại, 2013).

Nhƣ vậy thực chất quản lý ngân hàng là những hoạt động thống nhất phối hợp, liên kết các cá nhân người lao động và các yếu tố vật chất trong quá trình lao động, sản xuất và cung cấp các dịch vụ ngân hàng nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh nhất định ở mỗi thời kỳ với phương châm an toàn, chi phí thấp và hao tổn ít nhất về nguồn lực để đạt hiệu quả tối ƣu.

1.3.1.3. Mục tiêu của quản lý hoạt động tín dụng của NHTM

Hoạt động tín dụng trong đó hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản và truyền thống của ngân hàng, nó gắn liền với lịch sử ra đời của ngân hàng. Tỷ trọng của hoạt động tín dụng bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ

hoạt động của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính và chủ yếu cho ngân hàng, và đây cũng chính là hoạt động mang lại rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Do dó quản lý hoạt động tín dụng có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngân hàng.

Quản lý hoạt động tín dụng của bất kỳ NHTM nào trước tiên cũng phải hướng tới sự tồn tại và phát triển bền vững, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính NHTM đó. Bởi vậy, hai mục tiêu cơ bản bao trùm trong quản lý hoạt động tín dụng mà NHTM phải đạt đƣợc là:

Một là, lợi nhuận tăng trưởng bền vững

Đây là mục tiêu hàng đầu mà quản lý hoạt động tín dụng của NHTM phải hướng tới. Trong cơ chế thị trường, muốn tồn tại thì kinh doanh phải trang trải đủ chi phí và tích lũy lợi nhuận để mở rộng kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, hoạt động tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh mang lợi nhuận lớn nhất của NHTM. Hơn nữa, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên các NHTM cần phải theo đuổi chính sách lợi nhuận hợp lý (Trần Trung Tường, 2011, trang 33).

Hai là, gắn phát triển thị phần với kiểm soát tín dụng, hạn chế rủi ro Muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường phải cạnh tranh. Muốn cạnh tranh trong hoạt động tín dụng phải mở rộng đầu tƣ, phát triển thị phần.

Nhƣng mở rộng đầu tƣ mà không kiểm soát đƣợc thì sẽ không thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ, dẫn tới thua lỗ và xa hơn là phá sản. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là rủi ro cơ bản bao trùm dẫn đến sự đổ bể của nhiều NHTM (Trần Trung Tường, 2011, trang 34).

Hai mục tiêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thực hiện thành công mục tiêu thứ hai là cơ sở để hoàn thành mục tiêu thứ nhất; mục tiêu thứ nhất là định hướng để thực hiện mục tiêu thứ hai. Tính biện chứng còn thể hiện ở chỗ, hai mục tiêu có tính mâu thuẫn nhau. Một NHTM đề cao mục tiêu lợi nhuận thì họ sẽ áp dụng cho vay lãi suất cao, theo đuổi các dự án đầu tư mạo hiểm; như vậy, thường kéo theo độ an toàn thấp và ngược lại.

Với tƣ cách "phục vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế” quản lý hoạt động tín dụng của NHTM phải hướng tới các mục tiêu: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH; hỗ trợ vốn để hộ kinh doanh, hộ gia đình, các doanh nghiệp SX- KD phát triển nhanh sản xuất hàng hóa và dịch vụ, góp phần tăng trưởng bền vững nền kinh tế.

1.3.1.4 Công cụ thực hiện quản lý hoạt động tín dụng của NHTM 1.3.1.4.1. Thực hiện công cụ tác động trực tiếp.

Một là, han mức tín dung.

Để thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, NHTM ấn định một khối lƣợng tín dụng của toàn bộ NHTM, của từng chi nhánh NHTM cung cho nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định, thường là một năm. Hạn mức tín dụng đƣợc tính toán trên cơ sở nhu cầu vốn của nền kinh tế và khả năng nguồn vốn, khả năng kiểm soát tín dụng của NHTM, của chi nhánh NHTM. Hạn mức tín dụng là mức dƣ nợ tối đa NHTM, chi nhánh NHTM duy trì trong kỳ kế hoạch, thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm tăng trưởng dư nợ so với kỳ gốc (Trần Trung Tường, 2011, trang 35).

Hai là, tiêu chuẩn cấp tín dụng

NHTM quy định các điều kiện cấp tín dụng có tính bắt buộc đối với khách hàng vay vốn. Tiêu chuẩn cấp tín dụng của NHTM phải phù hợp với các điều kiện cấp tín dụng do NHNN qui định, nhằm duy trì sự an toàn và những trật tự ổn định trên thị trường tín dụng. Để đảm bảo an toàn, NHTM thường đưa ra các tiêu chuẩn cấp tín dụng thông qua việc chấm điểm xếp loại khách hàng có tính chặt chẽ hơn qui định chung của NHNN (Trần Trung Tường, 2011, trang 35).

Ba là, mạng lưới và cơ cấu bộ máy quản lý tín dung

Mạng lưới và cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động tín dụng vừa là công cụ vừa là chủ thể thực thi quản lý hoạt động tín dụng. Để thực hiện chính sách đầu tư tín dụng hướng về phát triển sản xuất của nền kinh tế như nông nghiệp, nông thôn; hướng về phát triển công nghiệp hay thương mại dịch vụ; hướng

về lĩnh vực xuất nhập khẩu... NHTM sẽ thực hiện việc mở rộng mạng lưới như chi nhánh, các phòng giao dịch, bàn tiết kiệm và tăng cường nhân sự cho bộ phận quản lý hoạt động tín dụng. Trong đó cũng tạo khả năng tăng cường huy động vốn, nhất là những nơi có khả năng tích lũy tiết kiệm, tích lũy đầu tư cao như khu vực thành thị, các trung tâm thương mại, cửa khẩu, nông trường. để tăng khả năng đầu tư cho nền kinh tế (Trần Trung Tường, 2011, trang 35).

1.3.1.4.2. Thực hiện công cụ tác động gián tiếp Một là, lãi suất

Đây là công cụ đƣợc các NHTM sử dụng phổ biến trong tổ chức thực hiện quản lý hoạt động tín dụng. Để thực hiện mục tiêu mở rộng đầu tƣ tín dụng cho một ngành, một khu vực kinh tế nào đó, NHTM áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngành, khu vực kinh tế khác và ngƣợc lại (Trần Trung Tường, 2011, trang 36).

Hai là, thực hiện quy định dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán

Đây là công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ mà NHNN khống chế khả năng tạo tiền của các TCTD, của các NHTM. Dự trữ bắt buộc là tỷ lệ nhất định trên số vốn huy động đƣợc trong nền kinh tế mà các TCTD phải gửi vào tài khoản riêng của NHNN. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, khả năng cho vay của các TCTD càng bị thu hẹp, khối lƣợng tín dụng chung cho nền kinh tế sẽ giảm. Ngƣợc lại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống, thì các TCTD sẽ cho vay đƣợc nhiều hơn với cùng số tiền huy động đƣợc, khối lƣợng tín dụng cho nền kinh tế sẽ có xu hướng mở rộng (Trần Trung Tường, 2011, trang 36).

Dự trữ thanh toán là khối lƣợng tiền mặt tối thiểu NHTM phải duy trì tại kho tiền của mình để đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng. Cơ chế hoạt động của dự trữ thanh toán tương tự như cơ chế hoạt động của dự trữ bắt buộc. Bản thân NHTM cũng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán để điều tiết tín dụng đối với các chi nhánh trực thuộc của nó.

Ba là, một số tỷ lệ an toàn khác

Để quản lý hoạt động tín dụng có hiệu quả, NHTM còn có thể quy định

một số tỷ lệ khác, nhƣ:

+ Tỷ lệ số vốn đƣợc sử dụng trong số dƣ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.

+ Tỷ lệ vốn ngắn hạn huy động có thể sử dụng sang cho vay trung dài hạn. Tất nhiên tỷ lệ này NHNN hay NHTW cũng quy định nhằm đảm bảo an toàn chung dưới góc độ quản lý nhà nước, song NHTM cũng có thể quy định riêng phù hợp với tình hình chung của NHTM mình (Trần Trung Tường, 2011, trang 37).

1.3.2.Nội dung cơ bản trong quản lý hoạt động tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)