khách hàng vay vốn.
Chỉ tiêu 1: phát triển mạng lƣới tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng cung ứng vốn một cách tiện lợi cho khách hàng và chiến lƣợc mở rộng hoạt động kinh doanh về khu vực nào đó của NHTM nhằm góp phần thực hiện quản lý TDNH phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhà nƣớc.
Cn
Cbq = --- (1.10). (Trần Trung Tƣờng, 2011, trang 57) Hc
Trong đó:
-Cbq là số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch bình quân của một NHTM trên địa bàn một tỉnh (khu vực).
-Cn là số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch của một NHTM trên địa bàn một tỉnh (khu vực) đƣợc phân tích.
-Hc là số lƣợng đơn vị cấp quận, huyện và cấp tƣơng đƣơng của tỉnh (khu vực đƣợc phân tích).
Tính đặc thù của TDNH của nhiều NHTM là đang ngày càng diễn ra rộng khắp trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia. Không thể nói một NHTM phục vụ tốt phát triển kinh tế đất nƣớc mà chỉ có một hoặc một số ít chi nhánh đứng chân trên một địa bàn tỉnh, thành phố. Chỉ tiêu số chi nhánh, phòng giao dịch bình quân trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp quận, huyện càng cao càng tốt, phản ánh khả năng phục vụ của NHTM. Việc mở một chi nhánh hoạt động, kéo theo điều động con ngƣời, trang bị cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc, công nghệ ngân hàng hiện đại... để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở đó và các vùng lân cận, thể hiện quản lý hoạt động tín dụng phục vụ phát triển kinh tế của NHTM.
Chỉ tiêu 2: bình quân số lƣợng khách hàng một CBTD quản lý
K
Kbq = --- (1.11), (Trần Trung Tƣờng, 2011, trang 58) Ltd
Trong đó:
-Kbq là số lƣợng khách hàng bình quân một CBTD quản lý.
-K là số lƣợng khách hàng vay vốn của chi nhánh NHTM đƣợc phân tích.
-Ltd là số lƣợng CBTD của chi nhánh NHTM đƣợc phân tích.
Nếu bình quân số lƣợng khách hàng một CBTD quản lý thấp, phản ánh sự lãng phí về nhân lực của ngân hàng; nếu quá cao, chắc chắn sẽ ảnh hƣởng khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay và gửi tiền của khách hàng; đồng thời, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng và phần nào phản ánh sự “bóc lột” sức lao động của ngân hàng đối với ngƣời lao động.
Chỉ tiêu 3: đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
khách hàng, về mặt lý luận, phải thống kê chi tiết khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý từng món vay cụ thể của khách hàng. Song về thực tiễn, số lƣợng các dự án vay vốn các NHTM giải quyết hàng ngày là rất lớn, và việc theo dõi nhƣ vậy không có ý nghĩa nhiều cho công tác quản lý hoạt động tín dụng, nên công tác thống kê của các NHTM không theo dõi điều này. Thay vào đó, việc đánh giá căn cứ vào chỉ tiêu mức dƣ nợ bình quân trên một khách hàng qua các mốc thời gian và thời gian bình quân giải quyết một món vay.
+ Mức dư nợ bình quân trên một khách hàng: mức dƣ nợ bình quân trên một khách hàng càng cao và có xu hƣớng tăng, phản ánh nhu cầu vay vốn của khách hàng lớn và qua đó, thể hiện khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng. Ta có công thức: TDN DNbq = --- (1.12), (Trần Trung Tƣờng, 2011, trang 59) K Trong đó: -DNbq: dƣ nợ bình quân 1 khách hàng.
-TDN: tổng dƣ nợ cho vay của chi nhánh NHTM đƣợc phân tích.
-K: số lƣợng khách hàng vay vốn của chi nhánh NHTM đƣợc phân tích. + Thời gian giải quyết một món vay: đƣợc tính từ khi CBTD tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng cho đến khi khách hàng nhận món vay đầu tiên. Để giải quyết nhanh hồ sơ vay vốn và tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, lôi kéo khách hàng, các NHTM thƣờng qui định thời gian tối đa giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng. Thông thƣờng, các ngân hàng qui định thời gian tối đa đối với hồ sơ vay vốn ngắn hạn là 5 ngày làm việc, hồ sơ trung hạn là 15 ngày làm việc.