Nội dung cơ bản trong quản lý hoạt động tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Trang 28 - 36)

1.3. Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.2. Nội dung cơ bản trong quản lý hoạt động tín dụng của NHTM

Khi nghiên cứu quản lý TDNH, các nhà nghiên cứu thường không xem chính sách nguồn vốn là một nội dung cấu thành của quản lý hoạt động tín dụng. Quan điểm này đƣợc hình thành trên cơ sở hoạt động huy động vốn có sự độc lập với hoạt động cấp tín dụng. Luật các TCTD năm 2010 cũng tách bạch hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng (Luật các TCTD, 2010, Chương 4).

Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, khi nghiên cứu quản lý hoạt động tín dụng của NHTM, cần phải xem chính sách nguồn vốn nhƣ là một nội dung cơ bản của quản lý hoạt động tín dụng, bởi vì:

Về phương diện lý luận, thuật ngữ Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ Latin là Credo, nghĩa là “tin tưởng, tín nhiệm” (Hồ Diêu, 2001). Từ đó cho thấy, hoạt động tín dụng của TCTD hiểu theo nghĩa rộng là việc các TCTD sử dụng uy tín của mình để huy động các loại nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nó để cấp tín dụng cho những người có nhu cầu vay vốn đƣợc ngân hàng tín nhiệm. Hay nói cách khác, hoạt động huy động vốn là một mảng của hoạt động tín dụng, theo đó chính sách huy động vốn là một nội dung cơ bản của quản lý hoạt động tín dụng.

Mặt khác, quản lý hoạt động tín dụng của NHTM đối với phát triển kinh tế là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc thu

hẹp qui mô tín dụng. Muốn mở rộng qui mô tín dụng, phải tăng cường huy động vốn để cho vay. Muốn thu hẹp qui mô tín dụng phải giảm thấp huy động vốn để tránh thua lỗ do phải trả lãi cho phần vốn huy động thừa. Điều này có nghĩa là hoạt động huy động vốn gắn kết chặt chẽ với hoạt động cấp tín dụng trong quản lý hoạt động tín dụng của NHTM.

Về mặt thực tiễn, NHTM có chủ động huy động được vốn trên thị trường 1 thì mới có thể chủ động đƣợc trong hoạt động cho vay, nhất là chủ động trong quản lý rủi ro thanh khoản. Các NHTM thường phải huy động vốn từ các kênh, các khu vực khác để cấp tín dụng cho khu vực kinh tế, địa bàn hoạt động mà mình cần thiết mở rộng tín dụng tới khu vực đó. Do đó, nếu không xem chính sách huy động vốn là một bộ phận cấu thành nên quản lý hoạt động tín dụng của NHTM thì quản lý hoạt động tín dụng đó sẽ phiến diện và tính thực thi không cao.

1.3.2.2. Chính sách khách hàng và lĩnh vực đầu tư tín dụng của NHTM Nhiều tài liệu nghiên cứu chƣa đề cập khách hàng vay là nội dung của quản lý hoạt động tín dụng của NHTM nhƣng lại xem khách hàng nhƣ là tôn chỉ mà quản lý hoạt động tín dụng NHTM hướng tới, là một chiến lược tín dụng của ngân hàng: “Đứng về mặt chiến lƣợc mà nói, một quản lý hoạt động tín dụng phải thu hút đƣợc khách hàng, duy trì và phát triển đƣợc khách hàng để mở rộng qui mô hoạt động của NHTM”

Khách hàng là một nội dung cơ bản của quản lý hoạt động tín dụng.

Bởi vì, có xác định đƣợc đối tƣợng khách hàng thì mới có cơ sở để xác định cỏc nội dung cũn lại của quản lý hoạt động tớn dụng. Rừ ràng, nhu cầu về vốn, điều kiện vay, thời hạn vay, khả năng sinh lời, đảm bảo tiền vay, rủi ro tín dụng là những nội dung của quản lý hoạt động tín dụng đối với khách hàng nói chung và từng đối tƣợng khách hàng cụ thể.

Quản lý hoạt động tín dụng phải trả lời đƣợc câu hỏi đối tƣợng khách hàng là ai, khả năng của khách hàng nhƣ thế nào đối với sự an toàn và hiệu quả của khoản tín dụng, do vậy, khách hàng vay là một nội dung cơ bản của

quản lý hoạt động tín dụng của NHTM.

Khách hàng nhận vốn TDNH rất đa dạng, từ các Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân, đến các hợp tác xã, các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Trong đó, nhóm khách hàng lớn nhất và cơ bản nhất mà quản lý hoạt động tín dụng hiện nay phải hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng lẻ khác.

Việc phõn loại xỏc định rừ chất lƣợng khỏch hàng là cơ sở quan trọng để xác định lĩnh vực đầu tƣ tín dụng của NHTM. Đó cũng chính là cơ sở để xác định cơ cấu, đầu tư tín dụng của ngân hàng. Sự tương tác giữa xác định chính sách khách hàng vay và đầu tƣ của ngân hàng là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng (Trần Trung Tường, 2011, trang 37).

1.3.2.3. Quản lý mạng lưới NHTM

Mạng lưới hoạt động của mỗi NHTM thường nhiều cấp, cấp Trung ương và chi nhánh thường đóng ở các trung tâm đô thị lớn, thành phố và thị xã trực thuộc tỉnh, tiếp đến là các phòng giao dịch. Công nghệ ngân hàng càng phát triển thì các cấp trung gian có xu hướng giảm dần.

Về mặt pháp lý, người đứng đầu NHTM tại hội sở chính ở Trung ương mới đủ tư cách ký hợp đồng tín dụng với tư cách là người đại diện pháp nhân, người đứng đầu các chi nhánh cấp dưới và một số người khác chỉ ký cho vay theo các văn bản ủy quyền, tức là chỉ đƣợc phân cấp phán quyết tín dụng. Sự phân cấp phán quyết đƣợc qui định cụ thể trong quản lý hoạt động tín dụng của NHTM.

Do vậy quản lý mạng lưới đối với NHTM cũng là khía cạnh quan trọng trong quản lý hoạt động tín dụng của NHTM (Trần Trung Tường, 2011, trang 43).

1.3.2.4. Lãi suất và phí vay vốn

Mục tiêu chủ yếu của NHTM là lợi nhuận, nội dung của quản lý hoạt động tín dụng của NHTM phải xác định dựa trên mục tiêu này. Lãi suất cho

vay phải được hình thành theo cơ chế thị trường dựa trên quan hệ cung cầu vốn trên thị trường và theo nguyên tắc trang trải chi phí huy động vốn, chi phí quản lý, chi phí tiền lương, bù đắp rủi ro và lợi nhuận hợp lý.

Ngân hàng có các mức lãi suất tín dụng khác nhau tùy theo kỳ hạn, tùy theo các loại tiền và tùy theo loại khách hàng. Khách hàng vay lớn, có uy tín, có tài sản bảo đảm tiền vay, ngân hàng cho vay với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay bình quân chung. Ngƣợc lại, khách hàng vay nhỏ lẻ, uy tín với ngân hàng thường không có bảo đảm tiền vay... phải vay với mức lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cho vay bình quân. Vay trung dài hạn lãi suất cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Cho vay theo kỳ hạn trả nợ gốc và lãi theo tháng sẽ đƣợc ƣu tiên về lãi suất hơn so với cho vay theo kỳ hạn trả gốc lãi theo quý, theo năm... Tóm lại, các khoản vay có độ rủi ro và chi phí quản lý cao thì có mức lãi suất cho vay theo thỏa thuận cao và ngƣợc lại. Do vậy quản lý lãi suất và phí vay vốn cũng là nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động tín dụng của NHTM (Trần Trung Tường, 2011, trang 44).

1.3.2.5. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay đƣợc chia thành 3 loại:

ngắn, trung và dài hạn (Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, 2001).

Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng. Đối tƣợng cho vay ngắn hạn là để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

Cho vay trung hạn thường có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng và cho vay dài hạn là những khoản cho vay có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên.

Một số nước trên thế giới, cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 7 năm, trên mức đó là cho vay dài hạn. Đối tƣợng cho vay trung hạn chủ yếu để mua sắm tài sản cố định, đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng SX-KD, đầu tƣ mới các dự án vừa và nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn là để xây dựng nhà ở, các trang thiết bị, phương

tiện vận tải có qui mô lớn, thành lập các doanh nghiệp mới, thực hiện các dự án có qui mô lớn và thời gian thu hồi vốn lâu, trồng các loại cây lâu năm...

Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã đƣợc thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng mà tại mỗi cuối khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho TCTD.

Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ đƣợc các ngân hàng cho vay quan tâm, vì kỳ hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng nhƣ chu kỳ kinh doanh của người vay. Thời hạn cho vay càng ngắn, rủi ro của ngân hàng càng thấp, tính thanh khoản của ngân hàng và các khoản tài trợ càng cao. Ngân hàng căn cứ vào kỳ hạn của loại nguồn vốn mà ngân hàng có đƣợc và nguồn thu của khách hàng có thể dùng trả nợ để quyết định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ. Việc hoán chuyển kỳ hạn nguồn vốn sẽ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất bởi vì nó tạo ra khe hở lãi suất và thanh khoản.

Việc tăng số lần trả nợ trong kỳ sẽ tăng mật độ luồng tiền vào, giảm kỳ hạn tín dụng trung bình, song sẽ tăng chi phí thu nợ của ngân hàng.

Từ đó cho thấy rằng quản lý thời hạn cho vay và kì hạn trả nợ cũng là một trong những nội dung quan trọng đối với quản lý hoạt động tín dụng của NHTM.

1.3.2.6. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là một bộ phận cấu thành quản lý hoạt động tín dụng của NHTM. Theo chuẩn mực quốc tế IAS-39 về giám sát các khoản vay, nợ của khách hàng và theo thông tƣ 02/TT-NHHH tín dụng đƣợc phân thành 5 nhóm. Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn):

là những khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn, nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; nhóm 2 (nợ cần chú ý): Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; ; nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, nợ gia hạn nợ lần đầu, nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng

không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; nhóm 4 (nợ nghi ngờ): các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai, các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi. nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc; nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Việc phân nhóm nợ đƣợc dựa trên hai yếu tố định lƣợng và định tính. Yếu tố định lƣợng để làm căn cứ phân loại nhóm nợ là nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn. Yếu tố định tính gồm rất nhiều tiêu chí để làm căn cứ xem xét, bao gồm các tiêu chí về quá khứ (lịch sử), hiện tại và tương lai (triển vọng) của khách hàng. Do đó, muốn phân loại chính xác nhóm nợ phải căn cứ nhiều vào các tiêu chí về định tính. Nhƣng cơ sở để xác định các yếu tố định tính rất phức tạp có tính nhạy cảm cao, các TCTD thường gặp khó khăn trong việc “lượng hóa các yếu tố định tính” để có cơ sở phân loại nợ chính xác. Muốn vậy các TCTD phải có hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ để khắc phục khó khăn này.

1.3.2.7. Xếp hạng tín dụng nội bộ

Hiện nay có nhiều thuật ngữ để chỉ việc thực hiện đánh giá xếp hạng khách hàng vay vốn tại NHTM, như xếp hạng người vay (borrower rating), xếp hạng rủi ro tín dụng (Credit rating) ... tuy nhiên theo từ gốc tiếng anh

“Credit rating” có nhiều nghĩa: xếp hạn rủi ro, xếp hạn tín nhiệm, xếp hạn doanh nghiệp gây nhầm lẫn, mặc dù chúng đều có ý nghĩa là cách đánh giá khả năng trả nợ của người vay trong tương lai. Theo Moody’s “Xếp hạn tín nhiệm là việc đánh giá khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng đối với một nghĩa vụ nợ hiện tại và tương lai” nó được thực hiện bởi một công ty xếp

hạng tín nhiệm độc lập. Trong khi đó “Xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng có thể thanh toán gốc và lãi khoản vay đúng hạn”

Bản chất của xếp hạng tín nhiệm hay xếp hạng tín dụng thì đều gồm 2 công đoạn chính: Phân tích, đánh giá chấm điểm và xếp hạng khách hàng tín dụng.

Việc xếp hạng tín dụng khách hàng là một quá trình, nó bắt đầu từ khi xác định mục đích nghiên cứu đến việc thu thập, xử lý thông tin trong quá trình quản lý và đánh giá chất lƣợng thông tin thông qua quá trình sử dụng.

Công tác xếp hạng tín dung nội bộ của ngân hàng nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau nhƣng có thể chia thành hai mảng chính là phân tích tín dụng và quản lý hoạt động tín dụng:

- Mục đích sử dụng cho phân tích tín dụng bao gồm: Báo cáo về cơ cấu rủi ro theo danh mục cho vay, định giá sảm phẩm.

- Mục đích sử dụng cho quản lý hoạt động tín dụng bao gồm: Xác lập các điều kiện quản lý rủi ro trước khi cho vay (điều kiện về lãi suất, tài sản bảo đảm, vốn tự có tham gia dự án..) xác định về các điều kiện quản lý sau khi cho vay (Phương thức cho vay, tần suất kiểm tra khách hàng…)

1.3.2.8. Bảo đảm tiền vay

Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn gắn liền với nguy cơ xảy ra rủi ro không thu đƣợc nợ. Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng đƣa ra phải bảo đảm hạn chế rủi ro, tăng độ an toàn của các khoản cho vay. Một trong những giải pháp để đạt yêu cầu này là chính sách đảm bảo tiền vay. Chính sách bảo đảm tiền vay gồm hai nội dung cơ bản: chính sách áp dụng bảo đảm tiền vay đối với nhóm, loại khách hàng vay và chính sách xem xét nhận các loại tài sản làm bảo đảm.

Ngân hàng cho vay dựa trên uy tín của khách hàng. Mức độ uy tín của từng khách hàng có sự khác nhau. Để đánh giá chính xác mức độ tin cậy của

khách hàng, các NHTM xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ. Trường hợp khách hàng truyền thống, có uy tín, có kết quả xếp hạng từ hạng A trở lên, đƣợc ngân hàng xem xét cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản (BIDV, 2006, văn bản 8598/QĐ-BNC). Trong trường hợp độ tin cậy của người vay không cao, ngân hàng áp dụng biện pháp cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Quản lý hoạt động tín dụng của từng ngân hàng đều thể hiện cụ thể tiêu chuẩn khách hàng đƣợc áp dụng cho vay không phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản.

1.3.2.8. Chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề

Nhận biết nợ có vấn đề và quản lý nợ có vấn đề là rất phức tạp, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sớm nhận biết các khoản nợ có nguy cơ xảy ra rủi ro - nợ có vấn đề - và khi đã phát sinh nợ có vấn đề thì làm sao để quản lý và thu hồi. Quản lý hoạt động tín dụng của NHTM phải giải quyết đƣợc vấn đề này.

Nợ có vấn đề là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thu hồi đƣợc hoặc có dấu hiệu không thể thu hồi đƣợc theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nợ có vấn đề hiểu theo nghĩa rộng không chỉ những khoản nợ đã quá hạn thanh toán, thanh toán không đúng kỳ hạn (NQH thông thường, nợ khó đòi, nợ chây ỳ, nợ khoanh, nợ tồn đọng), mà còn cả những khoản nợ trong hạn. Những khách hàng có dấu hiệu suy giảm về khả năng SX-KD và khả năng tài chính có thể dẫn tới không có khả năng trả nợ đầy đủ cho ngân hàng. Quản lý nợ có vấn đề là quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra.

Qui trình quản lý nợ có vấn đề gồm các bước: nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề; kiểm tra hồ sơ các khoản nợ có vấn đề; gặp gỡ, làm việc với khách hàng; lập kế hoạch hành động; thực hiện kế hoạch; quản lý, theo dừi việc thực hiện kế hoạch. Ngoài việc xõy dựng một chớnh sỏch chung về quản lý, xử lý đối với các nhóm, loại nợ có vấn đề, NHTM thường có kế hoạch, phương án chi tiết cho việc xử lý từng món nợ có vấn đề cụ thể.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)