Đánh giá hiệu quả quản lý TDNH xét về mặt kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Trang 47 - 50)

1.4. Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng

1.4.3. Đánh giá hiệu quả quản lý TDNH xét về mặt kinh tế - xã hội

Xét về mặt kinh tế - xã hội, hiệu quả quản lý của TDNH đƣợc thể hiện

trên cơ sở các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Một là, TDNH phải là công cụ thông qua đó nhà nước hướng dẫn doanh nghiệp đi đúng định hướng của Đảng và Nhà nước

Các doanh nghiệp Việt Nam khá năng động trong SX-KD nhƣng trong một nền kinh tế đang phát triển, sản xuất phân tán, manh mún nhƣ hiện nay thì các doanh nghiệp khó có thể vƣợt qua những thách đố trong phát triển nhƣ những khó khăn về vốn, tri thức, khoa học công nghệ và thị trường.

Do đó, để kinh tế tỉnh Hà Giang phát triển nhanh và vững chắc thì nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định chính sách phát triển kinh tế, xã hội nhằm phát huy cao nhất mọi động lực xã hội hiện có. Trong đó, đầu tƣ thông qua nghiệp vụ TDNH để chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quan trọng vì rằng sẽ tập trung đuợc việc thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế, theo quy hoạch của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Bản thân TDNH sẽ đầu tư vào các dự án tương đối lớn của các ngành kinh tế trọng điểm và như vậy, qua đầu tƣ tín dụng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa bàn tỉnh.

Hai là, TDNH góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn, phát huy nội lực nền kinh tế

Theo tính toán của IMF, nguồn vốn tiềm ẩn trong dân ta rất cao, các khoản dự trữ từng hộ gia đình cá nhân hầu nhƣ luôn tồn tại, trong khi đó để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ta cần các khoản vốn rất lớn để đầu tƣ cho nền kinh tế. Nếu đuợc tập trung vốn tạm thời, nhàn rỗi, chƣa sử dụng đang nằm rải rác manh mún ở khắp mọi nơi của dân để trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế nhằm đƣa vốn vào đầu tƣ sản xuất sinh lời sẽ mang hiệu quả cho nền kinh tế.

Ba là, TDNH góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Giang.

Tỉnh Hà Giang nằm ở địa đầu của tổ quốc, có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng và đối ngoại; là đầu mối giao thông, quan hệ kinh tế quan trọng đối với Trung Quốc và các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai. Có tiềm năng lợi thế về nông, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch,

kinh tế cửa khẩu; là vùng có nhiều dân tộc với bản sắc văn hóa riêng; có mối quan hệ mật thiết với thủ đô Hà Nội, với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông qua hệ thống hành lang kinh tế quan trọng; có mối quan hệ mật thiết về kinh tế với các tỉnh phía Nam và Đông Nam Trung Quốc thông qua các cửa khẩu hoặc đường mòn. Trong những năm gần đây đang tỉnh Hà Giang có quan điểm định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng nâng tỷ trọng dịch vụ, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm tinh chế, các hàng hóa có hàm lƣợng kỹ thuật cao, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.

Tín dụng ngân hàng trong những năm qua là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc cung ứng ngồn vốn phục vụ cho các thành phần kinh tế phát triển, góp phần rất lớn trong việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho toàn tỉnh.

Bốn là, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). GDP cũng đƣợc sử dụng rộng rãi để tính cho một khu vực, tỉnh, huyện. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được phản ánh sự tăng trưởng kinh tế.

Tóm lại, quản lý hoạt động tín dụng của một NHTM không những đóng vai trò quyết định đến sự thành công trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của riêng nó, như tăng trưởng dư nợ tín dụng, củng cố và nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro, mà còn góp phần quan trọng trong việc giúp các khách hàng vay vốn mở rộng SX-KD, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải phóng lao động ngành nông nghiệp, phát triển ngành nghề tạo công ăn việc làm trong nông thôn. Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả mà chính sách mang lại, cần phải đánh giá đầy đủ trên cả ba mặt là lợi ích của ngân hàng, khách hàng và của toàn xã hội, đây

là điểm mới mà đề tài đề cập. Để có thể đánh giá một cách đầy đủ, cần phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu định lƣợng và định tính để xem xét, trong đó, cố gắng lượng hóa các chỉ tiêu dưới dạng các công thức toán học.

1.5. Các nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)