3.2.3.1. Lợi nhuận
Chất lƣợng hoạt động tín dụng đƣợc nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo lƣờng khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.
Bảng 3.10: Thu nhập từ hoạt động cho vay qua các năm 2010 - 2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Thu nhập 170.530 289.810 377.679 310.889
Chi phí 165.248 276.874 357.141 280.033
Lợi nhuận trƣớc thuế 5.282 12.936 20.538 30.856
Lợi nhuận sau thuế 3.961 9.702 15.403 23.142
Lãi từ hoạt động cho vay 3.718 11.537 13.404 27.719
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay (%) 70% 89% 85% 90%
(Nguồn: Báo cáo lãi suất của BIDV Hà Giang các năm 2010 - 2013)
Từ số liệu bảng 3.10 cho ta thấy, kết quả của thu nhập từ hoạt động cho vay qua các năm nhƣ sau: năm 2010 là 3.718 triệu chiếm 70% tổng thu nhập, đến năm 2011 tăng lên là 89%. Nhƣng đến năm 2012 thì thu nhập từ hoạt động cho vay lại giảm xuống còn 85% do thu lãi từ hoạt động cho vay giảm, năm 2013 tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 90%. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay tại ngân hàng vẫn là nguồn thu chính, các nguồn thu khác ngoài tín dụng chƣa thực sự phát triển mạnh. Nhƣ vậy, việc nâng cao công tác quản lý hoạt động tín dụng là rất cần thiết nhằm phát huy tối đa khả năng sinh lời của ngân hàng.
3.2.3.2. Quản lý điều hành lãi suất đầu ra và đầu vào lĩnh vực tín dụng.
Lãi suất cho vay của BIDV Hà Giang trong những năm qua có xu hƣớng dần hợp lý và sát với thị trƣờng hơn. Lãi suất huy động và cho vay bình quân luôn đạt mức hợp lý chênh lệch đầu vào và đầu ra ở mức 4-5%/
năm (hình 3.1), cho thấy quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV Hà Giang về lãi suất suất tƣơng đối hiệu quả. Với mức chênh lệch lãi suất nhƣ trên Ngân hàng đạt đƣợc mục tiêu về lợi nhuận, đồng thời góp phần đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn với chi phí hợp lý cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Hình 3.1. Diễn biến lãi suất tín dụng
(Nguồn: Báo cáo lãi suất của BIDV Hà Giang các năm 2010 – 2013)
3.2.3.3. Tỷ lệ thu lãi cho vay:
Bảng 3.11: Thu nhập từ hoạt động cho vay qua các năm 2010 - 2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Số lãi thu trong kỳ 3718 11537 13404 27719
Tổng số lãi phải thu trong kỳ 3798 11849 13790 28798
Tỷ lệ thu lãi cho vay 97,9% 97,4% 97,2% 96,9%
(Nguồn: Báo cáo lãi suất của BIDV Hà Giang các năm 2010 - 2013)
Tỷ lệ thu lãi cho vay trong kỳ của chi nhánh đạt cao từ 96,9 đến 97,9, cho thấy chất lƣợng các khoản đầu tƣ tín dụng trong việc tạo thu nhập cho ngân hàng khá hiệu quả, các khản cho vay đƣợc thẩm định kỹ càng, do đó ngân hàng chon lựa và đầu tƣ đƣợc những dự án khả thi và hiệu quả. Tuy nhiên tỷ lệ này từ năm 2010 đến 2013 luôn có chiều hƣớng sụt giảm cho thấy
chất lƣợng các khoản đầu tƣ dần có hiện tƣợng xấu đi, do đó không thu đƣợc lãi cho vay. Nguyên nhân xuất phát từ các khoản nợ quá hạn và nợ xấu tăng trong thời gian gần đây. Do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, làm ăn thua lỗ, một số khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích...
3.2.3.4.Chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng.
Bảng 3.12: Vòng quay vốn tín dụng qua các năm 2010 - 2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số thu nợ 808.728 1.451.620 1.803.123 2.003.975
Dƣ nợ bình quân 601.230 1.010.675 1.289.620 1.401.516
Vòng quay vốn tín dụng 1,3 1,4 1,4 1,4
(Nguồn: Báo cáo lãi suất của BIDV Hà Giang các năm 2010 - 2013)
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng cho thấy khả năng mở rộng cho vay cũng nhƣ hiệu quả của công tác thu nợ của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua các năm đều khá cao và liên tục tăng, năm 2010 là 1,3, từ năm 2011 đến 2013 là 1,4 cho thấy công tác thu đôn đốc thu hồi đƣợc chi nhánh thực hiện rất tốt, qua đây cũng cho thấy chi nhánh đã sử dụng vốn hiệu quả, nguồn vốn ngân hàng đƣợc luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
3.2.3.5 Việc phát triển mạng lưới:
Đến 31/12/2013 thì tại BIDV Hà Giang có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch hoạt động trên 2 trong tổng số 11 đơn vị huyện thị. Tỷ lệ này cho thấy số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch của BIDV Hà Giang trên các đơn vị hành chính cấp huyện thị của tỉnh quá thấp, dẫn đến những hạn chế không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang, điều này cũng làm giảm sức cạnh tranh và thị phần của BIDV Hà Giang đối với các NHTM khác trong việc huy động và cho vay, cũng nhƣ cũng ứng các dịch vụ ngân hàng khác. Thực tế cho thấy tại các địa bàn huyện, thị trấn BIDV Hà Giang không có phòng giao dịch và chi nhánh thì hầu nhƣ đã bị các NHTM khác hoạt động và chiếm lĩnh thị phần, đây là khó khăn bất lợi rất lớn trong tƣơng lai nếu nhƣ
chi nhánh muốn mở rộng thị phần.
3.2.3.6. Chỉ tiêu quản lý khách hàng của cán bộ tín dụng.
Đến 31/12/2013 toàn chi nhánh có 18 cán bộ tín dụng, với tổng 2.165 khách hàng, dƣ nợ là 1.513.413 triệu đồng, nhƣ vậy 1 cán bộ của chi nhánh quản lý trung bình 120 khách hàng với dƣ nợ 84 tỷ đồng. Qua đây cho thấy về dƣ nợ quản lý của một cán bộ tín dụng tƣơng đối cao. Mặt khác tại chi nhánh BIDV hiện đang tập trung cho vay một số dự án đồng tài trợ có của 8 khách hàng là doanh nghiệp, với dƣ nợ là 800.617 triệu đồng, chiếm 53%/ tổng dƣ nợ, còn lại là các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và cá nhân và hộ gia đình. Do vậy có một số lƣợng khách hàng tƣơng đối lớn với dự nợ rất nhỏ, dẫn đến về thủ tục hồ sơ cho vay là tƣơng đối lớn, dễ dẫn đến cán bộ tín dụng không kiểm soát đầy đủ khoản vay ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng. Bên cạnh đó việc tập trung đầu tƣ quá nhiều vào một nhóm ngành nhƣ thủy điện với chu kỳ cho vay dài sẽ tiềm ẩn nhiểu rủi ro trong hoạt động của đơn vị.
3.2.3.7. Chỉ tiêu đáp ứng đầy đủ lịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng
Dƣ nợ bình quân của đơn vị trên 1 khách hàng đến 31/12/2013 tại BIDV là 699 triệu, cho thấy nhu cầu vay vốn là rất lớn, và qua đó cũng thể hiện khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng rất tốt. Tuy nhiên tại chị nhánh BIDV Hà Giang thì tỷ lệ này phản ánh chƣa đầy đủ, nguyên nhân do chi nhánh thực hiện cho vay đồng tài trợ theo chi định của BIDV Việt Nam chiếm trên 53%/ tổng dƣ nợ với 8 khách hàng, số lƣợng khách hàng còn lại dƣ nợ trung bình chỉ khoảng 330 triệu.
Tại chi nhánh đa thực hiện xây quy định về thời gian tối đa giải quyết món vay, cụ thể cho vay ngăn hạn tối đa là 5 ngày và cho vay trung và dài hạn tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cho đến nay chua có trƣờng hợp chậm giải quyết cho vay. Qua đấy cho thấy công tác giải quyết hồ sơ cho vay chi nhánh đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng, đã góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh cho Chi nhánh, cũng nhƣ góp phần tạo đƣợc nguồn vốn kịp thời phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.