Thực hiện mục tiêu an toàn trong đầu tƣ tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Trang 66)

Có thể nói chất lƣợng tín dụng cũng là một thƣớc đo để đánh giá chất lƣợng của công tác quản trị, điều hành tín dụng. Chất lƣợng tín dụng đƣợc thể hiện thông qua số nợ quá hạn, nếu số tuyệt đối nợ quá hạn cao thể hiện chất

lƣợng tín dụng thấp và ngƣợc lại. Bởi vì dƣ nợ quá hạn tức là khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng đối với Ngân hàng vì nhiều lý do khác nhau, nhƣng chủ yếu là lý do chủ quan, kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ khó khăn... mà buộc Ngân hàng phải chuyển nợ quá hạn. Nếu khó khăn do nguyên nhân khách quan thì có thể đƣợc Ngân hàng gia hạn nợ, hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ trong một thời gian nhất định.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lƣợng tín dụng càng thấp. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ này thƣờng đƣợc xem xét ở góc độ tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5). Tỷ lệ nợ xấu đƣợc khống chế theo quy định của NHNN, nếu tỷ lệ trên 3% so với tổng dƣ nợ là kinh doanh Ngân hàng không an toàn vì bị vi phạm quy định đảm bảo an toàn vốn.

3.2.2.1 Nợ quá hạn và nợ xấu: - Tỷ lệ nợ quá hạn: Bảng 3.8: NQH qua các năm 2010 - 2013 Đơn vị: Triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 3 Tổng dƣ nợ 808.802 1.199.188 1.380.052 1.513.413 4 Nợ quá hạn 109.624 183.169 181.258 176.456 5 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ (%) 14% 15% 13% 12%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Hà Giang các năm 2010-2013)

Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn của chi nhánh chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn trên tổng dƣ nợ, tập trung chủ yếu ở nhóm 2, luôn chiếm từ 12% - 15% trên tổng dƣ nợ, gồm các khoản quá hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay theo cam kết trên hợp đồng tín dụng, tỷ lệ nợ quá chiếm tỷ lệ cao cho thấy công tác thẩm định xét duyệt lựa chọn dự án đầu tƣ, cũng nhƣ việc đôn đốc thu hồi nợ của chi nhánh còn nhiều bất cập, các khoản nợ đến hạn chƣa đƣợc thu triệt để.

- Tỷ lệ nợ xấu và xử lý rủi ro:

Bảng 3.9. Thực trạng phân loại nợ và xử lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Giang giai đoạn 2010 – 2013.

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng dƣ nợ 808.802 1.199.188 1.380.052 1.513.413 Nhóm 1 699.178 1.016.019 1.198.794 1.336.957 Nhóm 2 109.535 183.082 178.728 171.612 Nhóm 3 0 8 1.432 2.068 Nhóm 4 0 0 1.019 116 Nhóm 5 89 79 79 2.660 Nợ xấu (Nợ nhóm 3 đến nhóm 5) 89 87 2.530 4.844 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ (%) 0,01% 0,01% 0,18% 0,32%

Số tiền thu hồi xử lý rủi ro trong năm 32.148 32.251 1.459 1.053

Số tiền xử lý rủi ro đang theo dõi ngoại bảng 58.324 26.073 24.614 23.561

(Nguồn: Báo cáo lãi suất của BIDV Hà Giang các năm 2010 - 2013)

Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng. Qua bảng số liệu ở bảng 3.9 cũng cho ta thấy tỷ lệ dƣ nợ xấu trên tổng dƣ nợ có xu hƣớng tăng trong dẫn trong các năm từ 2010 đến 2013 cụ thể tăng từ 0,01% năm 2010 lên 0,32% trong năm 2013 với số tuyệt đối tăng từ 89 triệu lên 4.844 triệu. Qua đây cho thấy tỷ lệ nợ xấu 0,32%>3% theo quy định tuy nhiên có chiều hƣớng tăng mạnh trong các năm gần đây cho thấy tiềm ẩn nguy cơ mất vốn rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ quan của khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tại một địa bàn khó khăn nhƣ tình Hà Giang thì có thể thấy trong những năm qua BIDV Hà Giang đã có rất nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng của mình.

Qua biểu số liệu trên cũng cho ta thấy số nợ đƣợc xử lý rủi ro đang theo dõi ngoại bảng của chi nhánh có chiều hƣớng giảm, tuy nhiên cũng tƣơng đối

lớn đến 31/12/2013 số nợ đƣợc xử lý rủi ro từ quỹ dự phòng là 23.561 triệu đồng, đây chủ yếu là các khoản nợ cho vay đầu tƣ xây dựng cơ bản trong giai đoạn từ những năm 2000 đến 2006 chƣa thu đƣợc, một số khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Nhìn chung, BIDV Hà Giang đã xử lý thu hồi nợ có vấn đề khá linh hoạt. Trƣờng hợp khách hàng có NQH do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đƣợc ngân hàng xử lý cho gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản xuất để tạo nguồn trả nợ. Tƣ vấn cho khách hàng kể cả về phƣơng diện quản lý, tiêu thụ sản phẩm, giá cả để giúp khách hàng vƣợt qua khó khăn. Khi trả nợ, nếu khách hàng vẫn tiếp tục gặp khó khăn có thể thực hiện miễn giảm lãi trong khuôn khổ và khả năng cho phép để thể hiện thiện chí của BIDV Hà Giang.

Trƣờng hợp khách hàng có biểu hiện thiếu tích cực, không hợp tác tốt với ngân hàng trong việc xây dựng kế hoạch trả nợ, tùy mức độ và từng trƣờng hợp cụ thể để áp dụng các giải pháp xử lý khác nhau. Có thể phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng tác động, giáo dục tƣ tuởng để ngƣời vay ý thức đƣợc nghĩa vụ trả nợ. Trƣờng hợp hộ vay là ngƣời dân tộc ít ngƣời, vận động sự trợ giúp của già làng, trƣởng bản. Nếu khách hàng vay vẫn không chịu trả nợ, ngân hàng áp dụng ngay các biện pháp mạnh hơn nhƣ phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng bắt buộc ngƣời vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Nếu thấy khoản vay có nguy cơ mất vốn và khách hàng có hiện tƣợng trốn nợ, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp nặng hơn: yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay (nếu có), phát mại tài sản thông qua hình thức bán đấu giá tài sản, khởi kiện khách hàng vay ra tòa án, bán nợ.

3.2.2.2. Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ:

Công tác xếp hạng tín dụng ngày càng trở nên quan trong trong quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại nói chung. Với số lƣợng lớn các khách hàng vay vốn thì việc xếp hạng tín dụng là mọt công cụ phục vụ

đắc lực trong quản lý rủi ro tín dụng. Nếu không có một hệ thống tổng hợp và xử lý thông tin sẵn có thi ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá và so sanh rủi ro của rất nhiều khách hàng khác nhau với các thông tin đa dạng của từng khách hàng. Tại BIDV Hà Giang trong nhƣng năm gần đây đặc biệt từ sau khi triển khai thực hiện Quyết định về xếp hạng tín dụng nội bộ thống nhất theo văn bản 9589/QĐ-BNC ngày 20/10/2006 thì các khách hàng đều đƣợc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, đặc biệt là đối với những khách hàng là tổ chức kinh tế, qua đó ngân hàng có những chính sách cụ thể đổi với từng khách hàng, đối với những khách hàng có uy tín và năng lực tốt ngân hàng có thể tăng hạn mức tín dụng và xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm, ngƣợc lại đối với những khách hàng có mức tín nhiệm thấp thì áp dụng nâng cao các điều kiện vay vốn nhƣ: Tăng giá trị vốn tham gia dự án, thực hiện đảm bảo bằng 100% tài sản cho khoản vay thậm chí từ chối cho vay đối với những khách hàng có mức tín nhiệm quá thấp, giúp cho ngân hàng có những quyết định đúng đắn đối với từng khách hàng, do vậy chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc cải thiện nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 trở lên) liên tục giảm xuống từ trên 82%/tổng dƣ nợ trong năm 2005 giảm xuống còn 12%/tổng dƣ nợ trong năm 2013 (Bảng 3.8). Ngoài ra dựa vào việc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ Chi nhánh BIDV Hà Giang cũng dần từng bƣớc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro dựa trên các chỉ tiêu định tính, giúp cho việc phản ánh đúng chất lƣợng tín dụng theo thông lệ quốc tế hơn. Qua đây có thể thấy công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng đã bƣớc đầu phát huy đƣợc nhƣng ƣu điểm. Tuy nhiên qua thực tế vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập nhƣ thông tin thƣờng không chính xác. Nguyên nhân do do điều kiện dân trí thấp nên cung cấp thông tin thiếu chính xác trong các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của mình, một số khách hàng cung cấp thông tin không trung thực, mà cán bộ tín dụng không kiểm tra đƣợc đầy đủ các thông tin đầu vào dẫn đến kết quả chấm điểm thiếu chính xác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)