Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 32 - 33)

Vị trí địa lý:

Đăk Mil là một trong 8 đơn vị hành chính của tỉnh Đăk Nông có tổng diện tích tự nhiên 68.299ha, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đăk Nông, cách thị xã Gia Nghĩa 66km theo quốc lộ 14. Phía Bắc giáp huyện Cư Jút; phía Đông giáp huyện Krông Nô; phía Tây Giáp tỉnh Muldulkiri (vương quốc Campuchia); phía Nam giáp huyện Đăk Song. Huyện có 10 đơn vị hành chính bao gồm: Thị trấn huyện lỵ Đăk Mil và 9 xã: Đăk Lao, Đăk R’la, Đăk Gằn, Đức Mạnh, Đăk N’Drót, Long Sơn, Đăk Sắk, Thuận An và Đức Minh. Là huyện biên giới có 46km đường biên giới và cửa khẩu Đăk Per thông thương với Campuchia, quốc lộ 14 chạy dọc vùng Tây Nguyên ngang qua huyện, quốc lộ 14C là tuyến giao thông an ninh quốc phòng và hai tuyến đường tỉnh ĐT 682, ĐT 683 kết nối với các huyện Cư Jút, Đăk Song, Đăk R’lấp, Krông Nô; Đăk Mil là huyện hội tụ nhiều tiềm năng phát triển.

Điều kiện tự nhiên:

Đăk Mil mang đặc điểm khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa với chế độ mưa chia làm 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) tập trung 90% lượng mưa hàng năm và kéo dài nhiều ngày. Nhiệt độ trung bình năm 22,0 - 23,3oC. Đăk Mil có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, độ dốc 15o. Địa hình cao dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, phần lớn địa hình có dạng đồi lượn sóng bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ và các hợp thủy, xen kẽ là các thung lũng nhỏ, bằng, thấp với

2 dạng chính: địa hình dốc lượn sóng nhẹ (74,6%) và địa hình dốc chia cắt mạnh (25,4%).

Cảnh quan sinh thái vùng Đăk Mil khá đặc sắc. Hệ sinh thái có sự hội tụ hai hệ sinh thái điển hình của rừng nhiệt đới: Rừng nửa rụng lá chuyển tiếp với rừng khộp. Địa hình chủ yếu là đồi núi và hợp thủy đầu nguồn đã hình thành một số hồ (hồ Tây, hồ Núi Lửa) tạo nên không gian và tiểu vùng khí hậu trong lành.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 32 - 33)