Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong quản lý tài nguyên, môi trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 78)

- Cơ quan, đơn vị sự nghiệp Cơ sở sản xuất, kinh doanh

3.2.1. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong quản lý tài nguyên, môi trường.

quản lý tài nguyên, môi trường.

- Trong lịch sử, các cộng đồng dân cư đã đúc rút nhiều kinh nghiệm phong phú, đa dạng biểu hiện sự gắn bó, chung sống hòa hợp với những đặc điểm của từng vùng sinh thái tự nhiên. Mô hình quản lý truyền thống (qua hương ước, luật tục...) của các cộng đồng ở mỗi vùng sinh thái không giống nhau. Điều đó hoàn toàn không phải là một sự tuỳ tiện; trái lại, xuất phát từ chính những điều kiện tự nhiên cụ thể, xác định. Đặc điểm này thể hiện khá rõ trong lối sống, canh tác và văn hoá... truyền thống của nhân dân các địa phương, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, ngoài những cái chung, phổ biến còn có cái đặc thù, riêng. ở mỗi vùng địa lý, con người có những ứng xử khác nhau trong quan hệ với tự nhiên, vì vậy, việc quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường phải tính đến đặc điểm này.

- Cần xem xét hoạt động quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện trên cơ sở xuất phát từ vấn đề con người, tức là từ những khía cạnh nhân văn. Một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý tài nguyên môi trường chưa hiệu quả là do công tác quản lý nhà nước còn chủ yếu nghiêng về khía cạnh kinh tế – kỹ thuật, chưa nhận thức đúng vai trò quan trọng của khía cạnh xã hội – nhân văn. Thực tế cho thấy, nhiều yếu tố xã hội – nhân văn còn chưa được khai thác và phát huy trong quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường. Bên cạnh đó, đã đến lúc cần đặt ra vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái một cách nghiêm túc. Cùng với pháp luật, đạo đức sinh thái sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của con người theo hướng tôn trọng và đối xử thân thiện với môi trường, đặc biệt là ở những giới hạn mà pháp luật chưa thể quán xuyến, vươn tới hết được.

- Phát huy hơn nữa các giá trị truyền thống vốn có của địa phương trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường, như các bản luật tục, hương ước của người dân địa phương, của dân tộc bản địa… Theo nhận định của một số nhà khoa học, ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác, kiểu quản lý,

bảo vệ tài nguyên, môi trường được áp dụng thường ít chú ý, quan tâm đến cách quản lý truyền thống, cách tổ chức xã hội và cả những giá trị tài nguyên thiên nhiên mà họ đã từng được hưởng thụ. Có thể nói, việc quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường đạt hiệu quả thực tế như thế nào, phụ thuộc đáng kể vào mức độ khai thác, sử dụng văn hoá truyền thống của các địa phương trong lĩnh vực này, vào sự khuyến khích đối với họ cũng như mức độ hỗ trợ của các cộng đồng dân cư.

- Trên địa bàn huyện, cần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống trong việc giữ rừng và bảo vệ rừng của bà con dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn, nhất là dân tộc M’Nông.

Xây dựng các định hướng chiến lược bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên rừng gắn với những phong tục văn hóa của dân tộc bản địa. Thực tế người dân tộc thiểu số cũng đã hình thành những quy định trong việc khai thác và bảo vệ rừng. Bản luật tục của dân tộc Êđê, M’nông... có những điều luật rất cụ thể quy định về đất rừng, đất rẫy, tập tục làm rẫy, tục lệ trồng trỉa, các hoạt động săn bắt thú rừng, đánh cá, tín ngưỡng lễ nghi liên quan tới việc làm rẫy... mặc dù hình thành trên cơ sở một nền sản xuất nương rẫy còn ở trình độ lạc hậu trong môi trường tự nhiên là rừng núi hoang sơ. Chính cơ sở kinh tế nương rẫy này đã quy định toàn bộ đời sống xã hội và văn hoá của tộc người mà luật tục đã phản ánh một cách sinh động. Trước thực tế này, huyện cần lồng ghép giữa và phát huy giá trị truyền thống trong các hoạt động giữ và bảo vệ rừng, kết hợp bảo vệ đất rừng.

- Trong khoảng thời gian tới, cần chú trọng đi sâu nghiên cứu những vấn đề về dân tộc – dân cư, tri thức của cộng đồng các dân cư bản địa trong khai thác sử dụng tài nguyên, trong ứng xử với thiên nhiên của cộng đồng và vấn đề tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn trong khu vực đồng bào các dân tộc; quyền lợi cũng như trách nhiệm của các hộ gia đình, các cá nhân trong việc thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng...

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, luật tục bảo vệ rừng, nguồn sinh vật trong rừng, nguồn nước… là những tri thức về quản lý cộng đồng của bon làng trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đó là tri thức về sự kết hợp giữa quản lý và tự quản, kết hợp giữa giáo dục và trừng phạt, kết hợp giữa ý thức cá nhân và dự luận xã hội, kết hợp giữa các

nguyên tắc của tập quán pháp - một hình thức của luật pháp sơ khai - với các quan niệm về tâm linh, tín ngưỡng để giải quyết các xung đột xã hội... Đó là vốn tri thức quý báu của ông cha đã tích luỹ và truyền lại để ngày nay chúng ta có thể học hỏi, vận dụng trong việc xây dựng và hoàn thiện các biện pháp bảo vệ rừng và tài nguyên.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w