Hoạt động quản lý trên từng lĩnh vự c: 1 Hoạt động quản lý đất đai:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 55)

- Chất lượng môi trường nước:

2.3.3.Hoạt động quản lý trên từng lĩnh vự c: 1 Hoạt động quản lý đất đai:

2.3.3.1. Hoạt động quản lý đất đai:

Báo cáo số 36/BC-TNMT của phòng Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện công tác tài nguyên và môi trường năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009 gửi cho UBND huyện đã nhận định việc thực hiện công tác tài nguyên và môi trường trên 2 nội dung chính là công tác quản lý đất đai và công tác khoáng sản môi trường.

Trong năm 2008, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã thực hiện công tác kê khai đăng ký cấp giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất cho 1925 lượt hộ với 2278,29ha. Tuy nhiên, số lượng còn tồn ở cấp xã chưa xét duyệt là 292,965ha với 1247 lượt hộ. Công tác đăng ký kê khai cấp, phát giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất nhìn chung tiến độ còn chậm, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn ở các xã, thị trấn hiện nay là trên 1200 giấy xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu:

- UBND các xã chưa thực sự quan tâm đến công tác này, chưa có kế hoạch triển khai cụ thể cũng như chưa thông báo thời gian giải quyết đăng ký trong tuần, trong tháng để người dân biết. Việc bố trí cán bộ làm công tác đăng ký chưa thường xuyên, thậm chí có xã còn bỏ mặc cho cán bộ địa chính, không đôn đốc và kiểm tra…

- Lực lượng cán bộ chuyên môn từ cấp huyện đến xã còn mỏng so với yêu cầu công việc, chưa tăng cường giúp cán bộ địa chính và UBND các xã đẩy nhanh tiến độ.

- Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của một số khoản thu như lệ phí trước bạ quá cao, từ 950.000 – 1.350.000đ/ha đối với cây trồng lâu năm, khoảng 600.000đ/ha đối với đất trồng cây hàng năm, tiền sử dụng đối với đất ở khá cao… nên hầu hết các hộ dân không tích cực tham gia đăng ký. Chỉ những khi cần giấy chứng nhận quyền sử dụng để chuyển nhượng hoặc thế chấp ngân hàng để vay vốn thì hộ dân mới yêu cầu cấp giấy.

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi dất đã đạt kết quả cao, giải phóng nhanh mặt bằng để xây dựng các công trình trên địa bàn huyện. Phòng đã giao đất cho 44 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 0,72ha; giao cho 03 tổ chức để xây dựng trụ sở cơ quan và cơ sở tôn giáo với diện tích 0,47ha. UBND huyện dưới sự cho phép của UBND tỉnh đã cho thuê 4371,4m2 cho 2 tổ chức để sản xuất kinh doanh; cho 2 tổ chức thuê 10,7ha để khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, huyện đã thu hồi 2,46ha đất của 23 hộ gia đình, 73,44ha của 4 tổ chức để tiến hành xây dựng các công trình công cộng như: Đập thủy lợi, trường học, UBND xã Long Sơn, UBND xã Đăk Gằn, khu công nghiệp, trạm biến áp…

Công tác thực hiện quyền của người sử dụng đất thể hiện trên việc chuyển nhượng đất đai và thế chấp vay vốn tín dụng. Phòng đã tiếp nhận và giải quyết 1659 hồ sơ xin chuyển nhượng đất đai, tiếp nhận và giải quyết 2715 hồ sơ thế chấp vay vốn tín dụng. Bên cạnh đó, phòng Tài nguyên và Môi trường cũng đã tiếp nhận 12 vụ tranh chấp đất đai (trong đó khiếu nại 5 vụ, tranh chấp 1 vụ, kiến nghị 6 vụ), hoàn thành giải quyết tranh chấp đất đai cho 10 vụ (91,7%). Thực hiện chỉ thị số 31/CT-CP ngày 14/12/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Qua công tác kiểm kê đất đai toàn huyện có 121 tổ chức (trừ các đơn vị lực lượng vũ trang, nông lâm trường, tổ chức tôn giáo) đang sử dụng 86,3ha trong đó có một số tổ chức sử dụng đất sai mục đích, cho thuê đất trái phép. Tổng diện tích đất sử dụng sai mục đích và cho thuê trái phép là 1ha. UBND huyện đang có kế hoạch triển khai đề nghị của UBND tỉnh để thu hồi, cụ thể là Công ty Thương mại Du lịch Đăk Nông, Công ty vật tư nông nghiệp chi nhánh Đăk Lăk, Hợp tác xã Nông nghiệp Đức Minh 1.

Trong những năm gần đây, cơ cấu diện tích đã có những thay đổi đáng kể. Đó là sự tăng lên của phần diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Song song với điều đó là sự giảm đi đáng kể của diện tích đất lâm nghiệp. Điều này dã phản ánh phần nào tình trạng sử dụng đất ở địa phương, đưa một phần diện tích đất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp. Vấn đề này đòi hỏi phải có những tác động đúng để đảm bảo hiệu quả lâu dài trong sử dụng hợp lý cơ cấu sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 55)