Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 67 - 72)

- Cơ quan, đơn vị sự nghiệp Cơ sở sản xuất, kinh doanh

2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện

động quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil:

Nhìn chung, công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại địa phương đã đạt được một số kết quả bước đầu khá quan trọng, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Những kết quả đã đạt được trong hoạt động QLNN về tài nguyên môi trường:

- Nhận thức của các cấp lãnh đạo, các tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên, ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực.

- Vấn đề phòng ngừa ô nhiễm đã được coi trọng, nhiều dự án đã trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đầu tư kinh phí để phòng chống ô nhiễm, một số cơ sở sản xuất kinh doanh đã từng bước đầu tư cải tiến công nghệ nhằm hạn chế và xử lý chất thải. Các hoạt động KT-XH, bảo

vệ môi trường đã bước đầu có sự gắn kết làm cơ sở cho phát triển bền vững ở địa phương.

- Nhiều phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường đã được hình thành và phát triển như phong trào “xanh – sạch – đẹp”, “Chiến dịch làm sạch môi trường thế giới”, “Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường”, phong trào “V – A – C”... được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực, nhiều phong trào bảo vệ môi trường đã thu hút, lôi kéo sự tham gia của cả cộng đồng.

- Môi trường ở nhiều nơi cũng được cải thiện, nhiều tập quán lối sống tiến bộ về môi trường được hình thành ở trong khu độ thị và nông thôn.

- So với trước đây, năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tăng cường củng cố, thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian qua và đang vươn lên để từng bước đáp ứng những yêu cầu trong giai đoạn mới.

Trong bối cảnh địa phương, dân trí còn thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn và lạc hậu, đầu tư còn rất khiêm tốn cùng với hoạt động tổ chức và biên chế hạn hẹp nhưng về cơ bản hoạt động bảo vệ môi trường đã trở thành một hoạt động mang tính kinh tế xã hội quan trọng. Dù vậy, kết quả còn khiêm tốn so với yêu cầu khách quan của bảo vệ môi trường hiện nay. Sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Nhìn nhận những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý tài nguyên môi trường là cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị. Một số hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý ở địa phương bao gồm:

- Hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên môi trường ở địa phương còn hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, việc trang bị các dụng cụ, phương tiện hoạt động còn thiếu ảnh hưởng không ít đến hoạt động quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn.

- Một số đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, xí nghiệp… còn chưa ý thức trong việc chủ động ký cam kết bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo Luật Bảo vệ môi trường và nghị định

175/CP của Chính phủ thì tất cả quy hoạch tổng thể của các ngành, các cấp, các cụm sản xuất… phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường…

- Hoạt động khai thác khoáng sản còn chưa theo thiết kế và đúng quy trình, việc phục hồi môi trường trong và sau khi khai thác khoáng sản làm còn chưa tốt, chưa đồng đều. Bên cạnh đó, chưa có quy phạm cụ thể quy định quyền hạn của cơ quan quản lý cấp huyện trong việc xử lý các vi phạm trong việc khai thác khoáng sản không giấy phép, không đáp ứng đủ yêu cầu về khoa học công nghệ, kỹ thuật.

- Hoạt động thu gom chất thải (chất thải sinh hoạt, chất thải vệ sinh y tế, chất thải rắn… còn nhiều bất cập: trang thiết bị còn lạc hậu, xử lý thường bằng thủ công, bãi rác xây dựng chưa đạt tiêu chuẩn môi trường…

- Kinh phí cho công tác quản lý tài nguyên, môi trường còn hạn hẹp. Những hạn chế trên, xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Suy thoái tài nguyên môi trường, đặc biệt là suy thoái về thảm phủ thực vật rừng tự nhiên đã làm đảo lộn cân bằng sinh thái: hạn hán, lũ lụt, xói mòn rửa trôi, bồi lắng hồ đập, độ đục sông suối tăng... dẫn đến sự thay đổi về thời tiết, khí hậu trong vùng những năm gần đây, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân.

- Đô thị hóa nông thôn, nâng cao cuộc sống cho nhân dân, xây dựng hạ tầng cơ sở… đang gây áp lực ngày càng nặng nề lên môi trường. Tài nguyên thiên nhiên, nhất là rừng, đất, nước mặt và nước ngầm, các hệ sinh thái tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị suy thoái nặng, các loài động vật, thực vật hoang dã, các nguồn gen quý và đa dạng sinh học nói chung đang có nguy cơ bị giảm sút nhanh chóng. Ô nhiễm môi trường đã và đang tác động ngày càng xấu đến cuộc sống và ảnh hưởng tới sự phát trển lâu dài.

- Sự gia tăng về dân số, nhất là tình trạng di dân tự do đang là sức ép lên tài nguyên và đẩy nhanh tốc độ suy thoái môi trường.

- Mặc dù trình độ dân trí đang không ngừng được nâng cao nhưng ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của một bộ phận người dân còn hạn chế, cách thức sinh hoạt còn chưa thay đổi… nhất là người dân tộc thiểu số.

- Bộ máy QLNN về tài nguyên môi trường còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Với một khối lượng công việc nhiều và phức tạp, trang thiết bị chưa đầy đủ tạo nên những quá tải trong công việc. Hơn nữa, chế độ phụ cấp còn chưa phù hợp trước tình hình thực tế, những quyền lợi chưa có quy định cụ thể và rõ ràng.

- Hệ thống văn bản pháp luật mới chỉ quy định chung về việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường mà chưa có điều khoản và chế tài cụ thể buộc các cơ quan nhà nước, tập thể và cá nhân thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường. Điều đó dẫn đến tình trạng lỏng lẻo trong quản lý. Vấn đề trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là trách nhiệm dân sự, hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được quy định rõ, đầy đủ trong các văn bản hiện hành.

- Các chế độ chính sách trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường còn nhiều hạn chế. Nhiều chính sách tỏ ra lạc hậu hoặc không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Đăk Mil được xem như là địa bàn chiến lược trọng yếu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông. Nguồn tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là tiềm năng và lớn cả về số lượng lẫn chất lượng trên toàn tỉnh Đăk Nông. Đây là một trong những thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Những tiềm năng và lợi thế đó đã và đang tác động tích cực đến sự phát triển của huyện về mọi mặt trong thời gian qua. Thực tế cho thấy, sự phát triển kéo theo những vấn đề cần giải quyết về môi trường sống. Các chiến lược, kế hoạch phát triển của huyện luôn được xây dựng đi kèm với các mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển của địa phương một cách bền vững.

Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của tài nguyên môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định của chất lượng môi trường sống của địa phương, công tác QLNN đối với tài nguyên môi trường tại huyện Đăk Mil – Đăk Nông đã được quan tâm chú trọng và ngày càng hoàn thiện, góp phần cải thiện chất lượng môi trường cũng như bảo vệ và giữ vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung cũng như tài nguyên đất đai và tài nguyên rừng nói riêng tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì trong công tác QLNN vẫn còn những tồn tại, hạn chế tác động không tốt đến tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện.

Những tồn tại và hạn chế này cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động này trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w