Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, ta thấy rằng tài nguyên môi trường có tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt đến Đại hội IX Đảng ta đã nêu thành một quan điểm phát triển hàng đầu là "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Trong các năm qua, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có hiệu lực thi hành, hệ thống luật pháp nước ta về tài nguyên môi trường ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; thực hiện những mục tiêu và nội dung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mà Đảng đã đề ra.
Tại các quốc gia khác trên thế giới, hoạt động quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã và đang được chú trọng. Một số quốc gia cũng đã gặt hái được những thành công nhất định trong hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, cũng có không ít quốc gia đã phạm vào những sai lầm, khó khăn khi thực hiện hoạt động quản lý. Học tập những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và các địa phương khác trong nước cũng là một nội dung trong việc mở rộng quan hệ phối hợp bảo vệ tài nguyên môi trường trong chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường quốc gia ở địa phương.
Trước những vấn đề đó, nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về tài nguyên môi trường cũng là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2: