Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường huyện Đăk Mil:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 94)

- Cơ quan, đơn vị sự nghiệp Cơ sở sản xuất, kinh doanh

3.3.Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường huyện Đăk Mil:

nước về tài nguyên và môi trường huyện Đăk Mil:

- Hiện tại, các cơ chế, chính sách riêng đối với hoạt động quản lý tài nguyên môi trường nói chung và tài nguyên rừng nói riêng còn những hạn chế nhất định; một số chính sách còn bất cập, chưa thu hút được sự tham gia của người dân trong hoạt động bảo vệ tài nguyên. Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn thêm để phòng Tài nguyên và Môi trường có cơ sở tham mưu cho UBND ban hành cơ chế, chính sách riêng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Kiến nghị UBND tỉnh có những nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống trong quản lý tài nguyên môi trường trong địa bàn, phát huy và áp dụng những truyền thống đó vào hoạt động quản lý ở địa phương.

- Kiến nghị UBND huyện tăng cường tiến hành công tác thanh, kiểm tra hoạt động quản lý cũng như khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện, nhất là các cơ sở khai thác khoáng sản, các công ty lâm nghiệp, xí nghiệp khai thác và chế tác các sản phẩm từ gỗ rừng... Thực hiện một cách nghiêm túc và tiến hành xử phạt, đình chỉ các đơn vị không đáp ứng đủ yêu cầu khai thác, các đơn vị không tham gia bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

- Liên kết với các địa phương khác trong tỉnh nhằm phối hợp cùng thực hiện hoạt động quản lý tài nguyên môi trường có hiệu quả, nhất là bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và đất đai, tham khảo và từng bước áp dụng đối với địa phương những thành tựu của các địa phương khác nhưng đảm bảo tính phù hợp và khả thi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để tiếp tục bảo vệ tài nguyên môi trường, thực hiện tốt hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên trong thời gian tới, vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những tồn tại, yếu kém đã được chỉ ra, nhất là việc kiện toàn tổ chức bộ máy, việc gia tăng dân số đặc biệt là dân di cư, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra trên địa bàn huyện… để từ đó nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường và hiệu quả hoạt động quản lý tài nguyên môi trường tại địa phương. Từ góc độ QLNN, cần tập trung những giải pháp sau đây:

- Quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác khai thác tài nguyên, xây dựng các chương trình sử dụng hợp lý các tài nguyên, nhất là nguồn rừng và đất đai;

- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách về tài nguyên môi trường trên địa bàn;

- Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường;

- Xây dựng và tiến hành thực hiện hiệu quả các chương trình kiểm soát sự gia tăng dân số, tình trạng dân nhập cư tăng nhanh, tình trạng di dân di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số;

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác tài nguyên môi trường nói chung và đặc biệt là hoạt động khai thác tài nguyên nói riêng;

- Xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên môi trường, phát huy tính dân chủ trong mỗi hoạt động được thực hiện;

- Tổ chức bộ máy QLNN về tài nguyên và môi trường theo hướng đơn giản và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế; từng bước kiện toàn, cũng cố bộ máy cơ quan quản lý, tăng cường hợp tác các cấp ngành và địa phương.

KẾT LUẬN

Đăk Mil là huyện biên giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với nhiều hệ sinh thái điển hình trong khu vực. Trong những năm qua, Đăk Mil đã có nhiều cố gằng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên đáp ứng những yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Tuy vậy, việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý đang làm cho nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt, môi trường đang dần bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguồn tài nguyên rừng đang suy giảm về diện tích và chất lượng rừng. Rừng đóng vai trò quan trong sự phát triển của huyện cũng như cũng có những tác động đến các nguồn tài nguyên khác; đảm bảo an ninh môi trường sinh thái. Sự sụt giảm về diện tích và chất lượng rừng kéo theo những ảnh hưởng nhất định đến tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học... Tài nguyên đất đang có những thay đổi trong cơ cấu sử dụng. Trữ lượng đất Basalt lớn là thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng, trong đó có những loại cây công nghiệp có giá trị như cà phê, cao su... Tuy vậy, việc sử dụng đất bừa bãi và lãng phí; việc bón phân hóa học một cách tự phát, thiếu kế hoạch đang dần suy giảm nguồn tài nguyên quý giá này. Dân số gia tăng nhanh, nhất là tình trạng di dân di cư tự do tạo nên sức ép cho tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên rừng. Các khu đô thị, khu tập trung đông dân cư phát triển thiếu quy hoạch, cơ sở hạ tầng thiếu tính đồng bộ; tình trạng rác thải, nước thải chưa được thu gom và xử lý hiệu quả làm môi trường ngày càng bị ảnh hưởng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, khám chữa bệnh chưa quan tâm đầu tư các hệ thống xử lý ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường và các pháp luật liên quan còn chưa nghiêm và những hạn chế trong hoạt động của các cơ quan quản lý về tài nguyên môi trường trên địa bàn là những vấn đề cần được giải quyết kịp thời.

Xác định vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm môi trường là vấn đề cần thực hiện hiệu quả để đảm bảo cho sự phát triển KT-XH ổn định và bền vững. Đây cũng là vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự hợp tác cùng thực hiện của tất cả các quốc gia. Vấn đề này đối với Đăk Mil còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển về mọi mặt. Để giải quyết tốt vấn đề tài nguyên môi trường ở địa phương, trước hết Đăk

Mil cần sớm kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường ở địa phương và cơ sở. Đồng bộ hệ thống các văn bản pháp quy đã ban hành, xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm chặt chẽ và có hiệu lực pháp lý cao. Ngoài những nỗ lực trong nội bộ, công tác quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn cần có sự quan tâm giúp đỡ từ phía người dân, từ những địa phương khác trong cả nước. Thông qua việc tiếp nhận, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản lý trên địa phương.

Bản thân tài nguyên môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Vì vậy, để đảm bảo phát triển một cách bền vững, huyện Đăk Mil phải có những kế hoạch và hành động để bảo tồn và phát huy tối đa lợi ích mà tài nguyên đem lại, đồng thời bảo vệ và giảm thiểu sự ô nhiễm, suy giảm về môi trường trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 94)