Hoạt động quản lý khoáng sản:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 58 - 59)

- Chất lượng môi trường nước:

1. Rừng tự nhiên 26.241 25.790 25.178 24.717 24.502 24.501 2 Rừng trồng494911545745

2.3.3.2. Hoạt động quản lý khoáng sản:

Huyện đã ghi nhận những chuyển biến của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Đó là những chuyển biến trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản, tuyên truyền, hướng dẫn việc thi hành Luật Khoáng sản, đổi mới công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành khoáng sản. Thống kê cho thấy, tổng sản lượng khai thác khoáng sản đạt 105.000m3, giảm hơn 7.000m3 so với sản lượng năm 2007, trong đó sản lượng đá xây dựng là 60.000m3 và sản lượng than bùn là 45.000m3.

Hiện nay trên địa bàn huyện Đăk Mil có 5 mỏ đá được cấp phép khai thác. 5 mỏ đá này thuộc địa bàn quản lý của các xã Đăk Lao (2 mỏ), Đăk Drót, Đức Mạnh, Đăk Gla. Ngoài ra, còn có gần 10 hộ khai thác tự do, thường là tranh thủ sau khi thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. Trong tổng khối lượng đá khai thác chỉ có khoảng phân nửa khối lượng được khai báo với cơ quan chức năng, còn lại là khai thác “chui”, tự tiêu thụ ra thị trường. Số lượng đá khai thác của các hộ này chủ yếu là đá hộc và đá dăm, phương pháp chính là thủ công có phụ trợ bằng máy cầm tay nhưng khối lượng khai thác mỗi ngày không phải là nhỏ.

Việc khai thác của các mỏ đá cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực sống của các hộ gia đình xung quanh, cụ thể như mỏ đá ở thôn 5, xã

Đăk Lao. Mỏ đá này là nơi công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Công được cấp phép khai thác từ cuối năm 2005. Đoạn đường trải nhựa hơn 2 km từ trung tâm xã vào thôn đã có những dấu hiệu quá tải, bục vỡ, ổ gà, còn khoảng hơn 300m từ đường nhựa xuống bãi đá cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nền đường bị sụp lún, khi trời có mưa thì lượng bùn ngập gần nửa bánh xe. Tình trạng như vậy còn ở mỏ đá thôn 10A (xã Đăk Lao), thôn 5 (xã Đức Mạnh), thôn 5 (xã Đăk Gla)… cũng như ở một số mỏ đá gia đình khác: Đường hỏng nát, lầy lội hoặc bụi mù mịt, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, làm biến dạng cảnh quan môi sinh… Cũng đã có một vài vụ tai nạn xảy ra do lao động bất cẩn, do xe chở đá hoặc do tranh chấp khu vực khai thác…

Hoạt động khai thác một cách tự phát và manh mún đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý về tài nguyên môi trường. Thời gian vừa qua, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Mil đã thực hiện nhiều cuộc điều tra, rà soát và hướng dẫn pháp luật cho các tổ chức và cá nhân tham gia khai thác khoáng sản trên địa bàn. Kết quả, đã kiểm tra xử phạt 2 tổ chức và 6 cá nhân; 2 trường hợp vi phạm về khai thác mua bán tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp với số tiền là 24.500.000đ, đặc biệt là việc thu gom, vận chuyển tàng trữ đá Ô-ban Can- xê-đôn tại xã Đăk Gằn.

Khó khăn lớn nhất trong hoạt động quản lý khoáng sản là việc các công ty đang khai thác đá trên địa bàn huyện là do tỉnh cấp phép nên huyện chỉ quản lý về mặt hành chính, còn các hộ gia đình đều khai thác trên đất sở hữu của họ nên khó khăn trong quản lý. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng đã tổ chức đoàn kiểm tra đi từng hộ kiểm tra, lập biên bản yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định về vệ sinh môi trường, an toàn lao động… Tuy nhiên, công tác kiểm tra này chỉ dừng lại ở mức độ xử lý vi phạm hành chính. Sau khi nộp phạt số tiền mang tính chất tượng trưng, các hộ này lại tiếp tục khai thác bình thường với lý do “cải tạo đất để sản xuất”. Điều này đòi hỏi phải có quy định cụ thể về quyền hạn của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện trong hoạt động quản lý khoáng sản ở địa phương, cụ thể là quản lý việc khai thác đá xây dựng trên đất của các hộ gia đình (biện pháp có thể là chuyển về huyện trực tiếp quản lý khai thác).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w