Tài nguyên đất:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 41)

Bên cạnh nguồn tài nguyên rừng, nguồn đất đai trong huyện cũng là một nguồn tài nguyên lớn, có giá trị cao. Theo kết quả điều tra của Phân viện điều tra quy hoạch và thiết kế - Bộ Nông nghiệp đã nhận định Đăk Mil là một huyện có diện tích đất khá phong phú và màu mỡ với phần lớn diện tích đất là đất basalt thuận tiện cho việc phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị cao.

Về cơ bản, đất đai trong huyện được chia làm ba nhóm chủ yếu là

 Nhóm đất đỏ vàng (Ferrasols) chiếm diện tích lớn, hình thành trên đá mẹ basalt và phiến sét, phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quà tùy thuộc vào độ dốc và tầng dày; bao gồm đất nâu đỏ và đất nâu vàng, đất vàng nhạt trên cát và đất đỏ vàng trên đá phiến sét;

Nhóm đất đen (Luvisols) chiếm diện tích nhỏ, có độ phì cao, ít

ngày; bao gồm đất nâu thẫm trên đá mácma bazơ và trung tính và đất đen trên đá basalt;

Nhóm đất dốc tụ (Gleysols) chiếm diện tích nhỏ, phân bố rải rác

ven sông suối, hình thành bởi quá trình bào mòn vận chuyển vật chất từ trên cao xuống thấp, đất giàu mùn hữu cơ, độ phì cao, thích hợp trồng cây lương thực, phát triển lúa nước.

Nguồn đất đai lớn và màu mỡ cùng điều kiện khí hậu tương đối ổn định là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt, nhất là những cây công nghiệp có giá trị như: cà phê, cao su... Tính đến nay phần lớn diện tích đất được dùng cho mục đích nông nghiệp và đất lâm nghiệp; đất phi nông nghiệp chiếm diện tích không đáng kể. Về cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất cho thấy tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 37.829ha (chiếm 55,39% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp là 24.958ha (chiếm 36,54% diện tích tự nhiên) ,diện tích đất chuyên dùng là 3.210ha (chiếm 4,70% diện tích tự nhiên), đất khu dân cư là 567ha (0,83%), còn lại là đất chưa sử dụng với 1.735ha (2,54%). Trong đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất phục vụ trồng cây hàng năm là 14.258ha trong khi đó, diện tích đất trồng cây lâu năm là 23.565ha.

Trong những năm gần đây, đã có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất một cách mạnh mẽ để phù hợp với những yêu cầu phát triển của huyện. Một phần diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng được chuyển sang đất ở, đất nông nghiệp và đất chuyên dùng. Ngoài sự chuyển dịch về mục đích sử dụng, tài nguyên đất còn bị ô nhiễm xuất phát từ nguyên nhân sử dụng không hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, canh tác thiếu hợp lý các loại cây trồng. Điều này đã dẫn đến tình trạng đất đai bị thoái hóa, bạc màu, rửa trôi.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 41)