Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 91 - 94)

- Cơ quan, đơn vị sự nghiệp Cơ sở sản xuất, kinh doanh

3.2.6. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường

được thực hiện có nề nếp như Ngày môi trường Thế giới (5/6), Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường (26/4 – 6/5), Tuần lễ Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác”... Xây dựng nội dung văn hóa, đạo đức môi trường và đưa thành tiêu chí đánh giá cán bộ, Đảng viên, công dân và cộng đồng dân cư hàng năm...

3.2.6. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môitrường trường

- Tổ chức thực hiện tốt Luật Bảo vệ mội trường và các Quy định bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh; xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương. Tăng cường các biện pháp cưỡng chế thi hành và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về môi trường và tài nguyên.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Xây dựng các chiến lược, quy hoạch kế hoạch về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường; gắn kết nội dung trong quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; rà soát các dự án trước đó.

- Thực hiện tốt chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, hoàn chỉnh quy hoạch các loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất phù hợp với những mục tiêu chung mà tỉnh đề ra. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn, hạn chế khai thác rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước.

- Để nâng cao hơn nữa công tác quản lý nguồn khoáng sản, hạn chế tổn thất tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo trật tự trị an, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản, trong thời gian tới huyện nên tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây:

+ Ưu tiên đầu tư để thực hiện một số dự án trọng điểm trong việc điều tra, đánh giá chất lượng, trữ lượng các loại tài nguyên khoáng sản là nhu cầu thiết yếu phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện, nhất là những dự án thực hiện ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển nhằm tạo công ăn việc làm, thu hút lao động tại chỗ, tạo điều kiện để nâng cao đời sống xã hội, nâng cao dân trí ở các vùng này. Đồng thời có quy hoạch khai thác hợp lý các loại tài nguyên, các vùng khoáng sản để đạt được hiệu quả cao hơn.

+ Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn, nhất là việc thuê đất, ký quỹ phục hồi môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vấn đề nộp ngân sách, đặc biệt là nộp thuế tài nguyên, sử dụng lao động và an toàn trong khai thác. Quán triệt hơn nữa việc thực hiện quyết định của tỉnh về quy chế quản lý, khai thác, vận chuyển các sản phẩm rừng, các mỏ đá xây dựng... trên địa bàn huyện. Kiên quyết xử lý đối với những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về tài nguyên, khoáng sản và của Ngành quản lý tài nguyên và môi trường.

+ Bổ sung sửa đổi, hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản đã ban hành cho phù hợp với cơ chế quản lý nhà nước về khoáng sản hiện nay. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật có liên quan đến mọi đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn; đồng thời tạo mọi điều kiện cần thiết để các tổ chức, cá nhân hoạt động đúng pháp luật. Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về quản lý và kỹ thuật khai thác mỏ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến khoáng sản.

- Điều chỉnh lại cơ cấu đất trồng hợp lý, thực hiện các giải pháp cơ chế chính sách về đất đai:

+ Nhanh chóng xác lập quyền sử dụng để đưa giá trị đất đai tham gia vào vốn sản xuất, đồng thời giúp người sản xuất yên tâm đầu tư ổn định lâu dài.

+ Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất; phối hợp các đơn vị, tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn như: các lâm trường, doanh nghiệp trồng rừng, nông trường để cân đối khả năng và nhu cầu sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí để thực hiện điều tiết chuyển đổi đối tượng và mục đích sử dụng đất, nhất là trong vấn đề giải quyết thiếu đất sản xuất đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Chủ động quy hoạch bố trí các dự án khai hoang, mở rộng diện tích, kiểm soát dân di cư tự do và dân bản địa thiếu đất vào vùng dự án. Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái cho nhân dân.

- Nâng cao năng lực quản lý nguồn tài nguyên nước

+ Tập trung đầu tư cho các hệ thống thủy lợi hiện có, gồm nâng cấp, kiên cố và bê tông hóa các công trình đầu mối, kênh mương. Lắp đặt các thiết bị điều khiển vận hành, mở rộng kênh dẫn nước nội đồng nhằm phát huy năng lực thiết kế ban đầu, thực hiện duy tu bảo dưỡng đảm bảo sử dụng tối đa công suất thiết kế.

+ Đầu tư hoàn chỉnh từng hệ thống: đối với từng hệ thống thủy lợi mới cần đầu tư dứt điểm, hoàn chỉnh đầu mối đến đường dẫn để sớm phát huy hết năng lực thiết kế, tránh lãng phí.

+ Ưu tiên vốn xây dựng các công trình thủy lợi Đăk R’la – Đăk Gằn (khả năng tưới 150ha lúa, 450ha cây công nghiệp); hồ Đăk K’lo Ouk – Đăk Lao (khả năng tưới 150ha cà phê); hồ Đăk Toung (tưới 30ha lúa) Yok Lomk – Thuận An (20ha lúa, 25ha cà phê); kiên cố hóa hệ thống kênh N1, kênh E29 Đăk Săk, thực hiện kiên cố hóa kênh mương cấp III từ nguồn vốn huy động người dân trực tiếp hưởng lợi.

+ Tăng cường công tác quản lý khai thác nước mặt và nước ngầm nhằm tránh việc khai thác quá mức làm cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm nguồn nước sông suối. Khai thác nước ngầm ở những giếng khoan sâu khi hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w