Mô hình lạm phát cầu kéo

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN GIÁ CẢ - LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI DOẠN 1986-2008 (Trang 30)

Công cụ sử dụng trong các phân tắch này là hàm tổng cầu AD0, hàm tổng cung AS0 trong kinh tế vĩ mô. Giống như các nhà tiền tệ, theo mô hình tổng cung - tổng cầu, các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes coi lạm phát là do sự dịch chuyển sang phải của ựường tổng cầu phát sinh từ sự gia tăng của một thành tố nào ựó trong tổng chi tiêu. Trường phái Keynes không cho rằng giá cả luôn cố ựịnh mà khẳng ựịnh rằng giá cả sẽ tăng bất cứ khi nào có sự gia tăng của tổng cầu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, theo Keynes "lạm phát thực sự" chỉ xảy ra khi có sự gia tăng của giá cả mà không có sự mở rộng của sản lượng. điều này hàm ý lạm phát chỉ xuất hiện khi tổng cầu tăng cao hơn mức sản lượng tiềm năng. Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ. đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0 ựến AD1 do các nguyên nhân có thể là [47, tr. 241]:

1. Tiêu dùng của các hộ gia ựình hoặc ựầu tư của khu vực tư nhân tăng 2. Chi tiêu của Chắnh phủ tăng

3. Xuất khẩu ròng tăng trong nền kinh tế mở

Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự thay ựổi ựột biến trong nhu cầu tiêu dùng và ựầu tư. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm mới hoặc sự gia tăng mạnh mẽ trong tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát tăng lên và ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến ựộng trong nhu cầu ựầu tư: sự lạc quan của các nhà ựầu tư làm tăng nhu cầu ựầu tư và do ựó giá cả sẽ tăng.

Lạm phát có thể phát sinh từ nhu cầu của Chắnh phủ. Khi Chắnh phủ quyết ựịnh tăng mức mua hàng và ựầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng cũng như các công trình công cộng khác, giá cả sẽ tăng. Ngược lại, khi Chắnh phủ quyết

ựịnh giảm mức mua hàng hoá và dịch vụ, hoặc các công trình ựầu tư lớn ựã kết thúc, giá cả sẽ giảm.

Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu tác ựộng tới lạm phát trong nước theo cách khác: khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng cung trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá trong nước. Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát, ựặc biệt trong chế ựộ tỷ giá hối ựoái cố ựịnh, vì ựiều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng nội tệ lưu hành trong nền kinh tế. điều ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu trì trệ và luồng vốn nước ngoài chảy vào giảm do có sự suy thoái của nền kinh tế thế giới hay trong khu vực.

Hình 1.2: Mô hình chi tiêu quá khả năng cung ứng

Có thể minh họa lạm phát cầu kéo theo quan ựiểm kinh tế vi mô mới [47, tr. 242]: đó là các công ty cố gắng tuyển thêm công nhân mới trong thị trường lao ựộng bằng cách tăng mức lương. Công nhân dựa vào mức lương kỳ vọng thực tế W/P* ựể quyết ựịnh công việc của họ (W là lương danh nghĩa, P* là giá kỳ vọng). Vì giá kỳ vọng P* sẽ ựược ựiều chỉnh theo sự thay ựổi mức giá chung nhưng nó có ựộ trễ nhất ựịnh nên họ hiểu sai sự tăng lên trong tiền lương như là sự tăng lên trong tiền lương thực tế. điều này dẫn ựến tăng việc làm và sản lượng thực tế với ựường tổng cung AS0 sẽ dịch chuyển

AD0 AS0 P0 P1 AD1 O Y1 Y0 A B C P Y

từ ựiểm A ựến ựiểm B. Trong mô hình lạm phát cầu kéo, việc tăng lên trong tổng cầu làm nới rộng sản lượng Y0 sang Y1, tương ứng việc làm tăng.

Gordon ựã chú ý rằng khái niệm lạm phát cầu kéo ựược nêu ra vào những năm 1960 bởi hai trường phái: Trường phái Keynes theo hướng dư cầu bởi các tác ựộng không phải từ lý do tiền tệ như sự tăng lên trong chi tiêu tự ựịnh của chắnh phủ hay các khu vực tư nhân [47, tr. 242]. Keynes không cho rằng nền kinh tế luôn luôn ở mức toàn dụng nhân công. Trước khi có toàn dụng nhân công thì mọi khoản tài trợ làm tăng cầu xã hội không những là cần thiết ựể tăng tổng cầu, tăng sản lượng và công ăn việc làm mà còn chưa gây lạm phát, hay chỉ tạo ra lạm phát lành mạnh. Nhưng khi tổng cầu, sản lượng và công ăn việc làm tăng hơn nữa, quy luật thu nhập giảm dần và sự khan hiếm các nguồn lực bắt ựầu xuất hiện, giá bắt ựầu tăng lên. Theo Keynes, ựây là lạm phát thực sự, nhưng ông cho rằng lạm phát trong trong giai ựoạn toàn dụng nhân công vẫn có ắch vì nó làm hưng thịnh nền kinh tế, cứu vãn suy thoái và thất nghiệp. Ông coi lạm phát cầu kéo có tác dụng tăng sản lượng, tạo thành ựộng lực phát triển kinh tế (xem [11, tr. 8]). Khác với trường phái Keynes, trường phái trọng tiền xem xét sự thay ựổi trong cung tiền như là nguyên nhân của sự dịch chuyển ựường tổng cầu. Họ giả thiết ựường tổng cung là cố ựịnh, cung tiền tăng lên làm tăng cầu ựối với hàng hóa nhưng cung hàng hóa không tăng dẫn ựến tăng giá cùng với tốc ựộ tăng cung tiền và lạm phát thực sự sẽ xảy ra.

Nếu vận dụng cách tiếp cận kỳ vọng ựể giải thắch, chúng ta xét tại ựiểm B của Hình 1.2, ựây không phải là vị trắ ổn ựịnh. Sau một giai ựoạn nào ựó, các công nhân sẽ nhận ra tiền lương thực tế của họ không tăng lên vì mức giá chung cũng tăng. Họ sẽ ựòi hỏi tiền lương phải cao hơn ựể phù hợp với mức tăng của giá cả. Vì vậy sự tăng lên trong lương danh nghĩa ựẩy lương thực tế về mức cân bằng và ựường tổng cung dịch chuyển sang trái (Gordan, 1978)

(xem [47, tr. 242]). Tại ựiểm cân bằng mới C mức lương thực tế cũng như tại A nhưng lương danh nghĩa và mức giá chung ựều tăng lên.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN GIÁ CẢ - LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI DOẠN 1986-2008 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)