Tác ựộng của lạm phát ựối với tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN GIÁ CẢ - LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI DOẠN 1986-2008 (Trang 25)

Về mặt lý thuyết, lạm phát có thể tác ựộng tiêu cực lẫn tắch cực lên tăng trưởng kinh tế. Lạm phát chỉ tác ựộng tiêu cực lên tăng trưởng khi ựạt ngưỡng nhất ựịnh nào ựó (threshold). Ở mức dưới ngưỡng, lạm không nhất thiết tác ựộng tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chắ có thể tác ựộng dương như lý thuyết Keynes ựề cập.

Lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng khi tiền ựược xem là ựầu vào trực tiếp của sản xuất trong hàm sản xuất. Ngoại trừ kênh này, lạm phát sẽ ảnh hưởng ựến tăng trưởng thông qua các biến khác như tiết kiệm, ựầu tư, năng suất lao ựộng. Thực vậy, xuất phát từ hiệu ứng Fisher về mối quan hệ lãi suất thực tế, lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát ta thấy: lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩa tăng lên bởi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng tăng trong khi thỏa thuận lãi suất danh nghĩa. Nếu mức lạm phát kỳ vọng cấu thành trong lãi suất danh nghĩa không phù hợp với thực tế, thì mức lãi suất thực sẽ bị ảnh hưởng, từ ựó ảnh hưởng ựến tiết kiệm và ựầu tư, ảnh hưởng ựến mức tăng trưởng kinh tế.

Cần phải nhận dạng các biến số tắch cực ựược xem như là các kênh hoặc cầu nối từ lạm phát tới tăng trưởng; có hai cách tiếp cận trái ngược nhau là trường phái cơ cấu và trường phái tân cổ ựiển:

* Cách tiếp cận của trường phái cơ cấu (xem [11, tr. 21]): Dựa trên quan ựiểm của trường phái cơ cấu, rất nhiều nhà kinh tế ựã cho rằng các Chắnh phủ cho phép tổng cầu gây áp lực dai dẳng lên các nguồn lực hiện có, như là khuyến khắch ựầu tư, chủ trương tài trợ thâm hụt ngân sách như là một biện pháp ựể ựẩy mạnh tăng trưởng. Trong trường hợp này, lạm phát do cầu kéo sẽ phân phối lại thu nhập bằng cách tăng tiết kiệm và tăng ựầu tư. Lợi nhuận của các công ty (và các khoản ựầu tư) sẽ tăng lên khi công ty có thể tự tăng giá mà không cần tăng chi phắ tương ứng. Ngân sách của chắnh phủ cũng sẽ có lợi bằng hình thức thu nhập từ "thuế lạm phát". Khi các công ty và chắnh phủ có xu hướng là tiết kiệm cận biên lớn hơn so với các tầng lớp xã hội, tổng tiết kiệm và ựầu tư sẽ tăng lên. Và nếu ựầu tư ràng buộc chặt chẽ với tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng sẽ rất cao. Do vậy sẽ có một mối liên kết ựánh ựổi giữa lạm phát và tăng trưởng, một xã hội ưu tiên cho tăng trưởng thì sẽ phải chấp nhận lạm phát ựi cùng với nó (Tony Killick -1981) (xem [11]).

* Cách tiếp cận của trường phái tân cổ ựiển (xem [11, tr. 21]): Ngược

lại với trường phái cơ cấu, trường phái tân cổ ựiển cho rằng lạm phát dường như có hại hơn ựối với tăng trưởng. Việc tăng giá không những không khuyến khắch ựầu tư mà còn cản trở ựầu tư bằng việc sói mòn giá trị thực của nó. Lạm phát càng cao thì càng làm tăng gánh nặng thuế ựánh vào các khoản tiết kiệm vì thế làm giảm nguồn vốn ựầu tư, dẫn ựến xu hướng giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Ngoài ra, lạm phát có xu hướng làm méo mó cơ cấu ựầu tư theo hướng ựầu tư vào lĩnh vực có lợi nhuận nhanh chóng như ựầu cơ mà không khuyến khắch ựầu tư dài hạn vào ngành công nghiệp nặng và lĩnh vực nghiên cứu. Hơn nữa, lạm phát không dự kiến ựược sẽ làm tăng sự bất ổn và làm cho việc hoạch ựịnh kế hoạch khó khăn hơn, làm giảm cả ựầu tư và năng suất ựầu tư. Trong trường hợp cực kì nghiêm trọng, siêu lạm phát làm cho

người ta không yên tâm dùng tiền mặt, phá vỡ việc cung cấp có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, làm thay ựổi phân phối thu nhập và kìm hãm sự tăng trưởng.

Ngoài ra, lạm phát có thể gây hại ựến tăng trưởng thông qua ảnh hưởng của nó ựối với cán cân thanh toán. Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước tăng, cao hơn tỷ lệ lạm phát của nước bạn hàng thì trong ngắn hạn, hàng hóa trong nước trở nên kém hấp dẫn, hàng nước ngoài trở nên rẻ hơn và hấp dẫn hơn, nhu cầu nhập khẩu tăng lên làm cho tình trạng của tài khoản vãng lai xấu ựi. Tỷ lệ lạm phát cao cùng với thâm hụt tài khoản vãng lai có thể tạo nên tâm lý trông ựợi một sự giảm giá của ựồng nội tệ so với ựồng ngoại tệ, gây áp lực mạnh hơn ựối với tỷ giá. Cơ chế tự ựiều chỉnh trong chế ựộ tỷ giá linh hoạt ựể cân bằng cán cân thanh toán quốc tế sẽ làm cho tỷ giá thực tế tăng lên, làm tăng chỉ số giá nhập khẩu. đối với quốc gia sử dụng hàng hóa nhập khẩu là chủ yếu thì sự tăng chỉ số giá nhập khẩu tạo nên áp lực mạnh ựối với mức giá chung, do ựó làm tăng tốc ựộ lạm phát.

Trong thực tế, một loạt kiểm chứng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng ựược tiến hành bởi các trường phái kinh tế khác nhau. Cuối cùng người ta chấp nhận rằng có một mối quan hệ ựồ thị chữ U ngược giữa lạm phát và tăng trưởng (Hình 1.1). điều này có nghĩa là có một khu vực "an toàn", khi lạm phát ở mức thấp, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng dương và nó khuyến khắch ựầu tư và sử dụng các nguồn lực. Cũng trong vùng này tăng trưởng sản lượng sẽ có ảnh hưởng ựáng kể nhất làm giảm các áp lực lạm phát. Tuy nhiên với những lý do ựã nêu trên, lạm phát cao sẽ có ảnh hưởng xấu ựối với tăng trưởng. Mối quan hệ U ngược ám chỉ sự tồn tại tỷ lệ lạm phát tối ưu. Vai trò của chắnh phủ ngày càng trở nên quan trọng trong việc can thiệp khi lạm phát rời xa tỷ lệ tối ưu. Khan và Senhadji (2001) ựã sử dụng các kỹ thuật phân tắch hiện ựại ựể kiểm ựịnh mối quan hệ giữa lạm phát

và tăng trưởng bằng bộ số liệu của 140 nước cho giai ựoạn 1960-1998 cho thấy ựối với các nước ựang phát triển thì tỷ lệ lạm phát khoảng 7-11% năm là tỷ lệ an toàn [52]. Có nghĩa là, nếu tỷ lệ lạm phát dưới mức ựó lạm phát và tăng trưởng có mối tương quan dương, trên mức ựó thì lạm phát có tương quan âm với tăng trưởng. Nghiên cứu của Li (2006) với số liệu cho 90 nước ựang phát triển, giai ựoạn 1961-2004 cho thấy ngưỡng là 14%/năm, nghiên cứu của Christoffersen và Doyle (1998) tìm ra ngưỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển ựổi (xem [24]).

Hình 1.1: Quan hệ lạm phát và tăng trưởng

Mặc dù có rất nhiều tranh cãi ựối lập nhau về ảnh hưởng của lạm phát ựối với tăng trưởng, nhưng thực nghiệm cho thấy rằng lạm phát cao sẽ là một nhân tố làm giảm tăng trưởng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN GIÁ CẢ - LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI DOẠN 1986-2008 (Trang 25)