Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, CN Nghệ An (Trang 132)

- Tỷ lệ thu nhập dịch vụ/Tổng thu nhập bán lẻ

4.3.1Kiến nghị với Chính phủ

∗ Chính Phủ cần nhanh chóng tạo một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động

ngân hàng bán lẻ

Các quy định về hoạt động tài chính ngân hàng cũng phải được đổi mới theo hướng quốc tế hóa. Sự phát triển của công nghệ cho ra đời một số dịch vụ ngân hàng với cách thức và quy trình giao dịch hiện đại hơn, các văn bản pháp lý của Chính phủ cần có sự điều chỉnh phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ. Cụ thể như:

- Sửa đổi Pháp lệnh kế toán thống kê, bổ sung những quy định mới về lập chứng từ kế toán phù hợp với những dịch vụ hiện đại mà ngân hàng mới triển khai, quy định rõ bằng pháp luật các chứng từ, hóa đơn thanh toán dịch vụ ngân hàng do NHNN quản lý với mẫu biểu thống nhất.

- Đối với hoạt động ngân hàng điện tử là hoạt động ngân hàng bán lẻ sẽ bùng nổ trong thời gian tới, Chính phủ cần có các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến các hành vi liên quan để làm cơ sở xử lý khi xảy ra các tranh chấp, rủi ro.

∗ Có những chính sách cải thiện môi trường kinh tế xã hội

Sự phát triển kinh tế và thu nhập của người dân ảnh hưởng đến thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân. Khi kinh tế phát triển, đời sống xã hội được cải thiện, dân trí nâng cao sẽ tạo nền tảng khách hàng có điều kiện tiếp cận

công nghệ thông tin hiện đại. Duy trì ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát hợp lý, khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển dịch vụ,…

∗ Tạo môi trường kỹ thuật – công nghệ thuận lợi

Hiện nay, trình độ công nghệ của Việt Nam còn rất thấp so với các nước tiên tiến. Tăng cường chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên cơ sở tiếp thu và làm chủ được công nghệ đó. Bên cạnh đó cần có chiến lược đào tạo chuyên gia kỹ thuật có trình độ giỏi đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

∗ Ngân Hàng Nhà Nước đóng vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược

cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của NHTM. Để chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM hiệu quả hơn thì các NHTM cần sự hỗ trợ hơn nữa của NHNN, cụ thể ở một số nội dung

∗ Ngân Hàng Nhà Nước cần bổ sung hoàn thiện các chính sách, cơ chế, thúc

đẩy ứng dụng và triển khai các nghiệp vụ ngân hàng mới

Ngân hàng nhà nước nên xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện, vừa không trái luật, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động theo xu hướng hội nhập quốc tế. Văn bản chế độ cần phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Ban hành cơ chế quản lý về quản lý dịch vụ ngân hàng, tạo hành lang pháp lý, điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ bán lẻ cho các NHTM.

∗ Ngân Hàng Nhà Nước cần duy trì vai trò định hướng chiến lược và chỉ đạo

sát sao quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ NHTM. Để các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đi vào đời sống dân cư, tạo thói quen giao dịch không dùng tiền mặt thì phải có sự hỗ trợ từ NHNN. NHNN cần phải đưa ra những chính sách tổng thể, trình Chính phủ kế hoạch cơ cấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mục tiêu xây dựng những ngân hàng lớn về quy mô, mạnh về nguồn lực định hướng đến năm 2020.NHNN cần kiểm soát chiến lược phát

triển dịch vụ bán lẻ của từng ngân hàng thương mại ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể phù hợp toàn ngành, tránh tình trạng manh mún, riêng lẻ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

4.3.2 Kiến nghị với Hội Sở chính

∗ Gia tăng tiện ích của các sản phẩm dịch vụ cung cấp

+ Đối với sản phẩm thẻ ghi nợ - một sản phẩm chiến lược đang được Hội sở chính hoàn thiện theo hướng tăng thêm tính năng, tiện ích như thanh toán tiền điện, nước điện thoại, nộp tiền mặt trức tiếp vào tài khoản,...; mở rộng kết nối thanh toán thẻ với các NHTM khác (Hệ thống Smartlink đã liên kết với banknet) để khách hàng có thể thuận tiện trong giao dịch và ngày càng thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, địa điểm đặt máy ATM của chi nhánh cần ở những nơi tập trung đông dân cư, thuận tiện cho việc đi lại để thực hiện giao dịch, các máy ATM phải đảm bảo hoạt động 24/24h, có đội ngũ cán bộ thường xuyên quản lý, theo dõi tình hình hoạt động của các máy ATM để xử lý kịp thời khi cần thiết như tiếp quỹ máy ATM, thay giấy in sao kê hoặc nếu máy trong tình trạng ngừng hoạt động có thể sửa chữa kịp thời tránh tình trạng khách hàng muốn thực hiện giao dịch nhưng không được. Đồng thời phải thường xuyên cập nhật mạng lưới ATM và có đặt các biển quảng cáo để khách hàng dễ nhận biết.

+ Triển khai mở rộng dịch vụ POS: đẩy mạnh khảo sát và tìm kiếm các điểm tiềm năng như nhà hàng, siêu thị, khách sạn... để đặt máy POS đồng thời mở rộng khả năng chấp nhận thanh toán thẻ của các ngân hàng khác (hiện nay mới chỉ chấp nhận thẻ VISA và thẻ )

∗ Hỗ trợ chi nhánh trong công tác phát triển dịch vụ phi tín dụng

+ Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở hệ thống công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nâng cao các tiện ích thanh toán qua ngân hàng để khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là các tầng lớp dân cư sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân

hàng nhằm giảm thiểu lưư thông tiền mặt. Hội sở chính cần phải thường xuyên xem xét và điều chỉnh các quy định liên quan đến các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để luôn phù hợp với điều kiện thực tế, làm cho khách hàng cảm thấy thực sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng các phương tiện đó; phải có các biện pháp an toàn mạng, đảm bảo bí mật cá nhân trong giao dịch điện tử; có chế độ an ninh hiện hữu chông sự xâm nhập của các hacker

+ Đầu tư phát triển công nghệ thông tin tiến tiến nhất

Trong thời gian tới chi nhánh cần chú ý đầu tư hơn nữa vào các công nghệ bảo mật và an toàn dữ liệu từ các nước phát triển, vì công nghệ bảo mật không ngừng được cải tiến và thay đổi liên tục. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, khi nền kinh tế càng phát triển thì việc đánh cắp thông tin, đánh cắp tiền trên mạng, tin tặc… cũng không ngừng tăng lên, chính vì vậy, công nghệ bảo mật cần phải được cải tiến, đổi mới. SHB cần chú trọng vấn đề này vì chính việc xây dựng được những công nghệ bảo mật, an toàn sẽ tạo được lòng tin nơi khách hàng, tạo cho khách hàng sự thoải mái, yên tâm khi giao dịch với Ngân hàng. Đồng thời, SHB cần tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác chiến lược để học hỏi kinh nghiệm cũng như mời các chuyên gia nước ngoài tư vấn trong việc đầu tư và sử dụng các công nghệ bảo mật, công nghệ thanh toán an toàn.

Bên cạnh đó ngân hàng cần tăng cường hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các hãng sản xuất công nghệ, các tổ chức tài chính-ngân hàng khu vực và thế giới. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ nhiều mặt: tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm của các nước và tổ chức Quốc tế để từng bước đưa trình độ công nghệ và ứng dụng CNTT của SHB đến trình độ cao.

SHB và các ngân hàng nên tham gia hội thảo thường xuyên với nhau để tạo điều kiện hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mạng Internet vào trong các hoạt động kinh doanh của mình, tiến đến xây dựng DVNH điện tử để phục vụ, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng hiệu quả hơn và chuyên nghiệp hơn.

SHB cần có sự liên kết và tính toán lộ trình dài hạn trong việc đầu tư ứng dụng các CNTT hiện đại vào các hoạt động kinh doanh trong hệ thống ngân hàng.Cần tránh việc đầu tư cục bộ, riêng lẻ gây lãng phí và không hiệu quả.

∗ Hoàn thiện quản trị nhân sự toàn hệ thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ SHB nên xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học, chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc.

+ Có chế độ đãi ngộ hợp lý, thậm chí mang tính cạnh tranh đối với các ngân hàng trên cùng địa bàn để thu hút và giữ chân nguồn cán bộ có trình độ và kinh nghiệm. Hiện nay, ngoài các quy chế về lương, thưởng, SHB đã có các chương trình nhằm đãi ngộ người lao động như: Cho vay ưu đãi cán bộ nhân viên nhằm hỗ trợ cuộc sống, cho mua ưu đãi cổ phiếu của ngân hàng...nhưng trong chính sách đãi ngộ cán bộ cần chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách thỏa đáng đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp cho ngân hàng.

KẾT LUẬN

Từ nay đến năm 2015, nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan bộ ngành liên quan. Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện theo hướng đẩy đủ hơn, đồng bộ hơn, minh bạch hơn và bình đẳng hơn giữa các chủ thể tham gia thị trường.

Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động của ngân hàng ở nước ta là cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nhận thức được vấn đề cũng đã làm sáng tỏ lý thuyết gắn với thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, cụ thể là hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An và hơn thế nữa là đã đưa ra được một số giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cũng như thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An để từ đó giúp cho chi nhánh có thể khắc phục được những tồn tại trong chất lượng dịch vụ, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại thông qua việc cải tiến bộ máy quản lý, kiến nghị chính sách sản phẩm phù hợp, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ,... Cuối cùng, đóng góp lớn hơn cả là phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên địa bàn cũng như trên cả nước.

Đồng thời bài viết cũng đưa ra được một số kiến nghị mang tính thời sự tới Ngân hàng nhà nước Việt nam, Chính phủ, các bộ ngành để giải quyết tạo hành lang pháp lý cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam có được những cơ hội tốt hơn nữa, trước hết là trong hoạt động tín dụng, để phát triển khai thác có hiệu quả những tiềm năng, vươn lên trong cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài đang cùng hội nhập vào thị trường Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Phan Thu Hà - Giáo trình Ngân hàng thương mại của NXB Thống kê - năm 2004.

2. PGS-TS Phan Văn Tề, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của Nhà xuất bản Thống Kê - năm 2007.

3. PGS-TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị Ngân hàng Thương mại - Nhà xuất bản Tài chính năm 2004.

4. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng Thương mại - Nhà xuất bản Tài chính năm 2004.

5. Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An

6. Sao kê tín dụng 2009, 2010, 2011 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An

7. Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An.

8. Báo cáo tổng kết năm 2011 và kế hoạch hoạt động năm 2012 của HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội số 1260/BC/HĐQT- NHQĐ ngày 29/04/2011.

9. Báo cáo doanh số cho vay, thu nợ phân theo nghành kinh tế năm 2009, 2010, 2011 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Nghệ An

10. Báo cáo tổng kết của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Nghệ An năm 2009,2010,2011.

11. Bộ Luật Dân sự do NXB Chính trị Quốc gia, năm 2005.

12. Luật các Tổ chức tín dụng (đa được sửa đổi, bổ sung năm 2004), NXB Chính trị Quốc gia, năm 2004.

13. PGS. TS. Lưu Thị Hương, PGS. TS. Vũ Duy Hào, Tài chính doanh nghiệp,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, năm 2007.

14. PGS. TS. Nguyễn Văn Nam, PGS. TS. Vương Trọng Nghĩa, Giáo trình thị

15. PGS. TS. Trương Đình Chiến, Quản trị Marketing, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2010.

16. Tạ Ngọc Thạch, “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân 2010. 17. Nguyễn Đức Vinh, “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Phát

triển nhà Hà Nội”, luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân 2010. 18. Vũ Thị Ngọc Ánh ,“Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Ngoại

Thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân năm 2009.

19. Vũ Thị Thu Hiền , “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH Đầu Tư và Phát triển, CN Bắc Quảng Bình”, luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân năm 2009.

20. Báo cáo tài chính NH SHB Nghệ An năm 2009-2011

21. Báo cáo Doanh số cho vay, thu nợ phân theo ngành kinh tế NH SHB Nghệ An giai đoạn 2009 – 2011

22. Báo cáo Doanh số bảo lãnh NH SHB Nghệ An giai đoạn 2009 – 2011 23. Báo cáo Doanh số TTQT NH SHB Nghệ An giai đoạn 2009 – 2011 24. Báo cáo Doanh số NH Hiện đại giai NH SHB Nghệ An đoạn 2009 – 2011 25. Báo cáo Hội nghị Tổng kết NH SHB Nghệ An giai đoạn 2009 – 2011 26. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NH SHB Nghệ An năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại – Nhà xuất bản Tài chính năm 2004

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, CN Nghệ An (Trang 132)